Dệt may và chuyện an sinh

Phan Nam 15/09/2019 07:15

Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may đều đang khốn khổ với vấn đề biến động nhân sự và khó tuyển dụng lại.

Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết rất khó tuyển và giữ lao động dệt may.

Nguyên nhân chính là do lương không cao, lao động loay hoay nhẩy việc tìm cơ hội mới cải thiện mức sống.

Mặc dù, Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công là một doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành với doanh thu hơn 3.600 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt khó khăn chung của toàn ngành là khó tuyển và giữ lao động dệt may.

Báo cáo của Công ty cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, cứ 100 lao động thì có 14 người nghỉ việc. Con số ấy cao hơn khoảng 4 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự dệt may Thành Công ước tính, bình quân các năm gần đây, tỷ lệ nghỉ việc của Công ty thường ở mức 26% lao động. Theo ông Tuấn, lao động trong ngành này lương không cao, nếu doanh nghiệp nào có đủ khả năng hỗ trợ nơi ăn ở, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội tốt thì mới có thể giữ chân lao động, còn không, lao động có xu hướng dịch chuyển sang các ngành khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành dệt may Việt đứng trước yêu cầu chuyển đổi số

    00:00, 11/09/2019

  • Giá sợi giảm "làm khó" Dệt may Thành Công

    00:50, 06/09/2019

  • Dệt may Việt ngày càng đuối sức

    11:00, 16/08/2019

  • Nhiều doanh nghiệp dệt may Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến

    00:00, 15/08/2019

  • Thế khó của doanh nghiệp dệt may, xơ sợi Việt Nam trong căng thẳng tiền tệ

    15:00, 12/08/2019

  • Khó khăn “chờ” Dệt may Thành Công

    11:00, 09/08/2019

Trong khi, gia đình họ đều ở quê. Mức sinh hoạt ở quê rẻ hơn và lại được gần gia đình. Người lao động đi làm xa chi phí sinh hoạt cao, nhà phải thuê, lương không đủ trang trải, nên họ thường nghỉ việc. Để có thể duy trì được nhân sự, nhiều doanh nghiệp phải lo cho người lao động các chế độ cộng thêm như chỗ ăn ở, nguồn thu nhập cạnh tranh…

Nhưng điều này làm tăng chi phí, trong khi giá đơn hàng không tăng, khiến doanh nghiệp rất vất vả. Không ít doanh nghiệp đã phải cơ cấu lại chiến lược kinh doanh, vay thêm vốn để mua máy móc và giảm số lượng lao động, chỉ giữ lại các công đoạn kỹ thuật như thiết kế, trải vải, cắt, in ấn, hoàn thiện, còn khâu may sẽ đưa về doanh nghiệp vệ tinh ở địa phương.

Đồng cảnh ngộ trên, trong câu chuyện với DĐDN mới đây, lãnh đạo một doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may đang hoạt động tại Thái Nguyên than thở rằng, hiện nay công ty của ông rất khó tuyển dụng lao động tại địa phương do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại địa phương.

Tuy nhiên, trong thời đại chuyển đổi số được kỳ vọng là chìa khóa để giúp ngành dệt may giải quyết bài toán năng suất, chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Bởi theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam, công nghệ này có thể giảm tới 70% lao động trong nhóm sợi; giảm 30% lao động trong nhóm dệt nhuộm, giảm 50% lượng nước sử dụng cho nhuộm và 50% năng lượng tiêu hao.

Thêm vào đó, nếu như trước đây, ngành nhuộm phụ thuộc rất lớn vào tay nghề lao động thì với việc ứng dụng dữ liệu lớn (big data) đã giảm sự phụ thuộc vào tay nghề, qua đó nâng tỷ lệ nhuộm chính xác lần đầu có thể lên tới 95% thay vì 70 - 80% như trước. 

Phan Nam