Vai trò hiệp hội với doanh nghiệp liêm chính

Thúy Anh 16/11/2019 05:00

Doanh nghiệp kêu nhiều nhất về tham nhũng, các doanh nghiệp chân chính đều muốn xóa bỏ tham nhũng. Tuy nhiên, nguồn tài chính lớn nhất cho chi phí không chính thức cũng bắt đầu từ doanh nghiệp.

Nguồn hình minh họa: Internet

Nguồn hình minh họa: Internet

Bà Đỗ Thị Hướng Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty DDP Group chia sẻ, hầu hết doanh nghiệp đều mong muốn cải thiện tình trạng chi phí không chính thức.

Tuy nhiên, do kỹ năng quản trị hạn chế và chưa có nhân sự chuyên trách theo dõi những thay đổi của pháp luật, nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu kiểm soát rủi ro và đo lường hiệu quả của dòng tiền, cũng như không biết làm cách nào để tuân thủ đúng pháp luật. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí không đáng có để “giải quyết cho nhanh”.

Có thể bạn quan tâm

  • Cứ “liêm chính, kiến tạo” thì không gì là không thể làm được!

    06:56, 08/07/2019

  • Học Cụ Hồ xây dựng Chính phủ liêm chính

    07:13, 19/05/2019

  • Chủ tịch VCCI: Sự liêm chính là trái tim của doanh nghiệp

    11:05, 05/03/2019

  • Thủ tướng: Cần xây dựng đội ngũ thanh tra “liêm chính, bản lĩnh, trung thành”

    10:05, 17/01/2019

  • Liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ (Kỳ cuối): Khuyến nghị và hành động

    11:12, 14/06/2018

  • Liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ (Kỳ II): Vì sao Doanh nghiệp còn thờ ơ với sáng kiến liêm chính?

    11:06, 08/06/2018

  • Liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ Kỳ I: “Bức tranh” tham nhũng và những nỗ lực từ Chính phủ

    15:28, 06/06/2018

  • Xây dựng liêm chính trong doanh nghiệp: Yêu cầu quan trọng để hội nhập

    00:46, 22/03/2018

  • Liêm chính định hình

    05:13, 01/01/2018

Với kỳ vọng thúc đẩy tiến trình liêm chính trong cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vừa phối hợp tổ chức hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy cam kết kinh doanh liêm chính”.

Theo điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI công bố mới đây cho thấy 54,8% doanh nghiệp trả lời là họ phải chi trả chi phí không chính thức.

Trong khi đó, theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mỗi năm mức chi cho tham nhũng tương đương 50% GDP toàn cầu, khoảng 2.600 tỷ USD. Trong đó, số tiền dùng hối hộ được Ngân hàng Thế giới ước tính lên tới 1.000 tỷ USD. Tham nhũng đã trực tiếp tàn phá môi trường kinh doanh, khiến việc sử dụng nguồn lực, ngân sách công kém hiệu quả, ảnh hưởng đến niềm tin cuả các đối tác liên quan.

Ở Việt Nam hay ở những quốc gia đang phát triển, việc vẫn còn tồn tại cơ chế xin - cho khiến nguy cơ dẫn tới tham nhũng là rất cao, tác động lớn tới việc phân bổ đất đai, tài nguyên và nhiều nguồn lực khác của xã hội vào những nơi không có hiệu quả. Chống tham nhũng thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu, nhất là với những nước đang phát triển.

Để thực hiện phòng chống tham nhũng và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, VCCI đã xây dựng và cho triển khai 1 bộ công cụ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao kỹ năng quản trị, minh bạch hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh...

Song để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và vận dụng, không thể thiếu sự hỗ trợ của tiếp dẫn của các hiệp hội.

Đã có 11 hiệp hội doanh nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cam kết đóng góp xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, cả nước hiện có hơn 400 hiệp hội doanh nghiệp. 

Thúy Anh