Một bài học đầu tư công quá đắt!
13.200 thanh ray, 16.000 thanh tà vẹt, hàng tấn phụ kiện bulông, ốc vít... của dự án đường sắt Yên Viên - Hạ Long - Cái Lân đang được đề nghị bán "thanh lý".
Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư từ năm 2004 và được chia thành 4 Tiểu dự án vận hành độc lập. Trong đó, các tiểu dự án Lim - Phả Lại và Phả Lại - Hạ Long đã cơ bản đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công phần nền đường, các công trình trên tuyến (cầu, cống, hầm chui...).
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án, căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, dự án đã bị tạm dừng giãn tiến độ và chỉ thực hiện đến điểm dừng kỹ thuật trong phạm vi vốn đã được bố trí. Vì vậy, đến nay dự án chưa hoàn thành.
Mới đây, Bộ GTVT đã triển khai rà soát, đánh giá tổng thể về dự án. “Theo kết quả rà soát của tư vấn cho thấy, dự án sẽ không phát huy được hiệu quả nguồn vốn đã được đầu tư và tiếp tục có những thiệt hại nhất định”. – Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết trong công văn trả lời kiến nghị của cử tri về tiến độ tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân đã bỏ không nhiều năm nay không được triển khai gây lãng phí, ảnh hưởng đến người dân các địa phương có tuyến đường đi qua.
Có thể bạn quan tâm
Bộ GTVT đề nghị "trả" tuyến metro Yên Viên - Ngọc Hồi cho Hà Nội
11:19, 11/10/2019
Tuyến đường sắt Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long-Cái Lân: “Chết lâm sàng” chờ chủ đầu tư
16:27, 09/08/2019
Chưa có lời giải Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
14:36, 24/07/2019
Yêu cầu rà soát dự án đường sắt Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long-Cái Lân
10:56, 23/11/2015
Quảng Ninh: Hoang vắng tại nhà ga nghìn tỷ đồng
05:25, 18/07/2019
Logistics Quảng Ninh: Điểm nghẽn trong hành trình “xưng vương”
04:33, 26/12/2019
Dự án đường sắt Hạ Long - Hà Nội dở dang (KỲ II): Phải chờ đến bao giờ?
07:00, 12/06/2019
Dự án đường sắt Hạ Long - Hà Nội dở dang (KỲ I): Dân khổ vì dự án treo!
07:00, 11/06/2019
Được biết, dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có tổng chiều dài 131 km (trong đó có 43 km xây dựng mới và 88 km cải tạo, nâng cấp đường cũ). Điểm đầu dự án từ tim ga Yên Viên và điểm cuối là bãi xếp dỡ của cảng Cái Lân.
Trong quá trình triển khai, chủ đầu tư trước đây của dự án (Cục Đường sắt Việt Nam) đã triển khai ký Hợp đồng với các nhà thầu để cung cấp vật tư thiết bị (ray, ghi, tà vẹt, các loại phụ kiện liên kết đồng bộ) từ năm 2007 - 2009.
Tính đến nay, dự án đã "ngốn" khoảng hơn 4.300 tỷ đồng. Theo “tính toán” của Bộ GTVT, để tiếp tục hoàn thành dự án, cần phải bố trí thêm 6.000 tỷ đồng từ nay đến năm 2022 để làm xong 3 tiểu dự án còn lại do thay đổi giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
Và, để xử lý hàng nghìn tấn vật liệu dư thừa, lãng phí sau khi dự án bị ngừng, nhằm thu hồi vốn cho Nhà nước, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng phương án xử lý vật tư thiết bị đã mua sắm nhưng chưa sử dụng vào công trình đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Bộ GTVT cũng đề xuất Thủ tướng phương án sử dụng số ray, ghi, tà vẹt, các loại phụ kiện liên kết đã mua sắm của dự án này vào các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM. Ban Quản lý dự án đường sắt thì đề xuất bán chỉ định số lượng vật liệu này theo đơn giá bàn giao.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân là dự án sử dụng ngân sách nhà nước, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì hàng nghìn tấn vật tư, thiết bị thừa này là tài sản công.
Tài sản công chỉ được thanh lý sau khi dự án kết thúc. Mặc dù đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân đã dừng thực hiện năm 2011 nhưng hiện cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa quyết định kết thúc dự án.
Khỏi phải nói đề xuất này đã khiến dư luận bàng hàng ra sao. Không “sốc” sao được khi chúng ta đã bỏ ra tới 4.300 tỷ đồng, sau 9 năm nằm đắp chiếu bỗng dưng một ngày đẹp trời lại đề nghị "thanh lý" 13.200 thanh ray, 16.000 thanh tà vẹt, hàng tấn phụ kiện bulông, ốc vít...
Đó là chưa kể khi dự án không thực hiện được, sau khi thanh lý thì tiền di chuyển, bóc tách khối vật liệu để trả lại mặt bằng sẽ tốn thêm bao rất nhiều tiền nữa.
Cần phải nhắc lại, đây là tuyến đường sắt đầu tiên có tốc độ thiết kế 120km/giờ được triển khai thi công ở Việt Nam, kỳ vọng trở thành một trong những tuyến động lực của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Thế nhưng, Bộ GTVT đã nêu rất rõ rồi: "Chúng ta đã tốn đến 4.300 tỷ đồng, và nếu muốn hoàn thành còn phải cần thêm 6.000 tỷ đồng nữa". Mà theo khảo sát thì "dự án sẽ không phát huy được hiệu quả nguồn vốn đã được đầu tư".
Trong lúc hạ tầng đường sắt đã rất lạc hậu, chắp vá, già cỗi; ngành đường sắt luôn là kêu thiếu tiền khi nguồn vốn định kỳ 2.000 tỉ đồng mỗi năm chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, luôn phải liệu cơm gắp mắm, đầu tư ăn đong, thì quả thật rất lãng phí khi có một dự án "ngốn" cả nghìn tỷ, nằm đắp chiều suốt 9 năm để rồi.... ném tiền qua cửa sổ bằng cách "thanh lý" các tài sản như thế này.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trước thiệt hại to lớn này?
Câu hỏi được đặt ra xong cũng như nhiều dự án khác, có thể sẽ nhanh chóng lùi vào... dĩ vãng!