[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] “Trống lệnh” của Thủ tướng

Sông Hàn 27/12/2019 06:05

“Trống lệnh” của Thủ tướng dịp cuối năm như “pháo hiệu” cho năm 2020 với quyết tâm đấu tranh với nạn “tham nhũng vặt”.

Tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp diễn ra mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn nghe nhiều hơn nữa ý kiến về cải cách thủ tục hành chính, thanh, kiểm tra. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chỉ rõ “địa chỉ” cơ quan nào gây phiền hà, văn bản của bộ, ngành nào gây cản trở cho doanh nghiệp.

Lời nói trên và những việc làm thiết thực của Thủ tướng thời gian qua là quá trình hiện thực hóa Nghị quyết 139/NQ-CP về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp đã ban hành. Ở đó, cho phép Thanh tra Chính phủ xây dựng cơ chế bảo vệ, hỗ trợ đặc biệt đối với doanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc và 2 năm sau khi doanh nghiệp tố cáo.

Song song, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp.

Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, doanh nghiệp; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trực thuộc. Cần công khai minh bạch, chống tham nhũng, đặc biệt là nạn đưa hối lộ và nhận hối lộ ở mọi cán bộ công chức, ở mọi cấp chính quyền..v..v.

Có thể bạn quan tâm

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Thế nào là người tài?

    05:00, 15/12/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển đất nước nhìn từ câu chuyện bóng đá

    13:29, 10/12/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] 3 mục đích của giáo dục

    11:00, 09/12/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Cơ hội nâng cao vị thế của Việt Nam

    11:00, 17/11/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chỗ đứng của Việt Nam trong thời kỳ chiến lược mới

    05:05, 01/11/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Gỡ “rào cản” để thu hút nhân tài

    05:00, 29/10/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] PGS.TS Hoàng Văn Cường: Tăng trưởng đột phá sẽ đưa Việt Nam “nhảy vọt”

    03:40, 27/10/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG]: GS.TS Trần Thọ Đạt - Có nhiều cơ hội cho Việt Nam thực hiện khát vọng

    17:05, 26/10/2019

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Đánh giá lại GDP và câu chuyện bản chất của nền kinh tế

    00:35, 25/10/2019

Phải nói rằng, Nghị quyết 139/NQ-CP ra đời trong bối cảnh tham nhũng vẫn đang là thách thức và là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay. Bên cạnh “tham nhũng vặt” thì các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức “nhóm lợi ích”, doanh nghiệp “sân sau”, “công ty gia đình”… đang dần bộc lộ, cần được nhận diện, đánh giá để có giải pháp phòng, chống tương xứng.

Có một số ý kiến biện minh cho cái gọi là “tham nhũng vặt” đó là do đồng lương công chức thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Một hệ thống gồm những công chức hoặc tham nhũng, hoặc làm ngoài, hoặc bóp bụng qua ngày thì không thể là hệ thống lành mạnh. 

Và dứt khoát hệ thống đó không thể thu hút được người tài. Không ít người nhiệt huyết, muốn cống hiến, nhưng làm việc được một thời gian ngắn là phải ra ngoài đi làm cho doanh nghiệp. Họ không thể sống với đồng lương quá thấp.

Thế nhưng, những lời đó chỉ là ngụy biện, không phản ánh hết thực tế của nền hành chính công. Vì nếu lương thấp vậy thì tại sao người người, nhà nhà tìm mọi cách để được vào môi trường nhà nước? Há chẳng phải quá nghịch lý sao? Và điều quan trọng là họ không thể làm điều trái lương tâm, trái với đạo đức công vụ.

Hơn nữa, năm 2019 dự kiến đạt 136.000 doanh nghiệp lập mới, nâng số doanh nghiệp cả nước 760.000, tiến sát mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Số lượng này chỉ có ý nghĩa khi doanh nghiệp hoạt động tốt, có hiệu quả, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng thuế cho nhà nước.

Theo đó, hãy xem  lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “doanh nghiệp cần chỉ rõ “địa chỉ” cơ quan nào gây phiền hà…” như một mệnh lệnh, “trống lệnh”. Vậy thì doanh nghiệp cứ mạnh dạn tố cáo có chứng cứ, có cơ sở. Hãy tự tin phản ứng trước cái xấu, cái tiêu cực, nếu chấp nhận im lặng, chìa phong bì cho yên thân thì không bao giờ xóa bỏ hết nạn tiêu cực.

Mục đích của “trống lệnh” suy cho cùng là vì một nền hành chính lành mạnh. Bởi, một nền hành chính minh bạch, với đội ngũ cán bộ thanh liêm, “không đòi bôi trơn” sẽ tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho việc phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chúng ta phải xây dựng một nền hành chính gần dân, vì dân. Đó là nền hành chính làm công cụ đắc lực cho một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Đó là nền hành chính ngay từ đầu tiên đã cương quyết chống lại những biểu hiện của các căn bệnh được coi là “mãn tính” của nhà nước như quan liêu, giấy tờ, cồng kềnh, xa dân và xa thực tiễn. Đó là nền hành chính vì dân và càng ngày càng được hoàn thiện trong quá trình vận hành của bộ máy Nhà nước.

Chính vì vậy, để làm trong sạch đội ngũ, để làm lành mạnh nền hành chính quốc gia, để cho người dân, doanh nghiệp “bớt khổ” trong quá trình làm ăn, sinh sống của mình…thì cần đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống “ăn của đút lót”.

Hoan hô phát “trống lệnh” của Thủ tướng dịp cuối năm. Nó như “pháo hiệu” cho năm 2020 với quyết tâm đấu tranh với nạn “tham nhũng vặt”. Hy vọng nó sẽ làm tăng niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào một “Chính phủ liêm chính”. Đồng thời, tiếp thêm động lực cho người dân, doanh nghiệp yên tâm phấn đấu dựng xây đất nước.

Sông Hàn