Thưởng Tết: Trông “người” lại nghĩ đến “ta”
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, thưởng Tết luôn là thước đo sự thành công của một doanh nghiệp cũng như sự “ấm no” của người trong cuộc.
Thưởng Tết không phải là một khái niệm xa lạ hay mang tiếng vùng miền của riêng Việt Nam. Đó là một hoạt động thường xuyên của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thưởng Tết bao nhiêu luôn là câu hỏi mà mỗi người lao động thường đặt ra khi gặp nhau vào dịp Tết. Có những mức thưởng Tết khiến người nghe phải ồ lên trầm trồ ngưỡng mộ nhưng cũng có mức thưởng Tết khiến cả người nghe và người trong cuộc đều im lặng ngậm ngùi, xót xa.
Cùng nhìn ra thế giới để cùng xem các nước bạn thưởng Tết như thế nào.
Nhật Bản là kinh đô của các doanh nghiệp lớn. Tại đây, đa số các công ty Nhật Bản thưởng nhân viên định kỳ 2 lần trong năm, gồm một đợt thưởng mùa hè vào tháng 6 và thưởng mùa đông vào tháng 12.
Có thể bạn quan tâm
Hải Dương: Doanh nghiệp thưởng tết gần 1 tỷ đồng cho nhân viên
21:08, 31/12/2019
Người lao động trăn trở với quy định “thưởng Tết có thể không phải là tiền”
05:01, 20/12/2019
Chuyện thưởng tết Canh Tý 2020
05:50, 19/12/2019
"Thưởng tết chỉ là giọt nước làm tràn ly"
10:54, 28/01/2019
Bí quyết thưởng Tết thông minh cho nhân viên
07:36, 28/01/2019
Xung quanh chuyện thưởng Tết và những con số nhà quản trị nên biết
07:28, 28/12/2018
Trong vài năm qua, tình hình kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận đi lên đã khiến nhiều công ty Nhật Bản sẵn sàng tăng thưởng cho người lao động. Có những mức thưởng đã lên đến 7.400 USD, cao kỷ lục từng được ghi nhận.
Cụ thể, hơn 86% nhà tuyển dụng Nhật Bản cho biết công ty họ áp dụng hình thức tăng lương hàng năm. Mức tăng lương phổ biến tại doanh nghiệp Nhật là từ 5 - 10% mỗi năm (chiếm 62%).
Bên cạnh đó Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới thường không có chính sách thưởng định kỳ mà phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, người lao động Mỹ cũng được hưởng một kỳ nghỉ lễ với mức thưởng khá hậu hĩnh sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua luật cải cách thuế.
Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, khoảnh khắc giao thừa vừa điểm ngoài việc chúc nhau năm mới an khang thịnh vượng thì mọi người rất quan tâm đến vấn đề thưởng Tết.
Đáng chú ý nhất trong những ngày qua là thưởng Tết ở Hải Phòng. Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hải Phòng đã công bố báo cáo về tình hình thưởng Tết Canh Tý 2020, trong đó, điều khiến nhiều người chú ý là sự chênh lệch lớn về mức tiền thường giữa các doanh nghiệp. Theo đó, mức thưởng cao nhất tại khu vực này là 170 triệu đồng, tuy nhiên lại có nơi, người lao động chỉ được thưởng có 30.000 đồng.
Với thưởng Tết Âm lịch, Xí nghiệp may xuất khẩu Hải Phòng thưởng thấp nhất, với số tiền 200.000 đồng, trong khi doanh nghiệp thưởng cao nhất là Công ty Xi măng C. Hải Phòng với mức thưởng 170 triệu đồng.
Số tiền lương bình quân trong năm 2019 của người lao động ở Hải Phòng là hơn 7,8 triệu đồng/người/tháng, tăng tới 13,4% so với cuối năm trước.
Năm Kỷ Hợi sắp khép lại theo dịp Tết Nguyên đán, người lao động đã quen với văn hóa trông chờ vào thưởng Tết. Khi kinh tế đang suy thoái toàn cầu, thịt lợn (một món ăn phổ biến của người Việt) đang leo thang vùn vụt, kéo theo nhiều mặt hàng khác cũng bị đội giá theo, thì mức thưởng Tết đang là một mối quan tâm rất đặc biệt của người lao động.
Nhìn theo báo cáo của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hải Phòng thì thấy rất đúng với câu “người ăn không hết kẻ lần không ra”. Sự chênh lệch quá lớn này khiến cho người lao động không khỏi chạnh lòng.
Nhưng qua đó, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khủng hoảng cũng cần phải nhìn nhận lại các chiến lược kinh doanh của mình để cải thiện tình hình kinh tế trong năm 2020.
Tuy nhiên, lao động là cả năm, văn hóa của người Việt Nam có Tết Nguyên đán truyền thống, là kỳ nghỉ lễ kéo dài nhất của năm. Thời gian này, mọi người dân có cơ hội để chi tiêu nhiều hạng mục nên trông chờ vào tháng lương thứ 13 và thưởng Tết. Nhưng không có nghĩa là 12 tháng lao động trước người lao động không có kế hoạch tài chính để chuẩn bị cho mình.
Chị Nguyễn Thị Hòa, giáo viên mầm non chia sẻ “chúng tôi nhiều năm qua không có khái niệm về thưởng Tết như những đơn vị kinh doanh sản xuất khác. Chúng tôi luôn có một mức quy định rõ ràng trong nhiều năm nên không bị hụt hẫng hay mừng vui quá. Nghề giáo viên cũng không thể đáp ứng một cái Tết hoành tráng như những doanh nghiệp được”.
Chị Trần Thị Oanh, công nhân lao động tự do cho biết “năm năm nay công ty của tôi cứ đến dịp Tết là thưởng một túi quà và một bịch băng vệ sinh mà chúng tôi sản xuất hàng ngày. Nhưng chúng tôi cũng quen và thấy vui. Tết có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Quan trọng là trong năm chúng tôi đi làm được trả lương đầy đủ, không nợ lương và có hàng thường xuyên”.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người chỉ mong Tết đến có thể bắt được chuyến xe về nhà sau nhiều tháng xa quê đi bôn ba xứ người. Chính vì vậy thưởng Tết luôn là điều mà nhiều người không quá quan tâm bởi với họ Tết đến Xuân về là sự xum họp, đoàn viên của đại gia đình. Họ không bị gánh nặng quà biếu hay các khoản tiền khác áp lực lên.
Không biết đến bao giờ, ngày Tết Nguyên đán truyền thống sẽ lược bỏ bớt những thủ tục rườm ra, “phú quý sinh lễ nghĩa” để người dân bớt đi một phần gánh nặng về tài chính… và thưởng Tết không còn là sự so sánh, là “thước đo” để hỏi nhau vào dịp đầu Xuân.