[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Phát triển công nghiệp ô tô: (Bài 1) Bài toán phức tạp!
Để đảm bảo hoạt động, không còn cách nào khác là phải đa dạng hóa thị trường ô tô thông qua con đường xuất khẩu ra các nước khu vực và trên thế giới.
Lượng tiêu thụ xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) đến ngày 15/12/2019 đã tăng đột biến. Cả nước chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu 136.600 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng hơn 61.000 chiếc (82%) so với cùng kỳ năm trước.
Riêng các loại xe nhập từ Thái Lan, Indonesia hết tháng 11 năm 2019 đạt hơn 117.200 chiếc, chiếm 87% so với tổng lượng xe nhập khẩu về Việt Nam. Tính riêng lượng xe con dưới 9 chỗ ngồi, từ Thái Lan, Indonesia chiếm gần 90% tổng lượng xe nhập khẩu.
Đặc biệt, thị trường xe hơi Việt Nam năm 2019 gia tăng mạnh lượng linh kiện nhập khẩu, tính đến giữa tháng 12, cả nước đã chi gần 4 tỷ USD để nhập loại mặt hàng này. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2018, nước ta chỉ chi hơn 3,4 tỷ USD để nhập phục vụ nhu cầu lắp ráp trong nước.
Lượng xe nhập ngoại tăng cao gây không ít áp lực cho các đơn vị sản xuất xe ô tô trong nước một phần nguyên nhân cơ bản là do nhờ vào lợi thế giá cả cũng như chất lượng khi thuế nhập khẩu nội khối ASEAN giảm về 0% theo hiệp định AFTA (ATIGA).
Ở chiều hướng khác trong những ngày cuối năm nay không còn nhận thấy hiện tượng các đại lý phân phối xe găm hàng tăng giá như những năm trước đây, thời gian trượt đời của xe cũng kéo dài hơn trước.
Có thể bạn quan tâm
Công nghiệp ô tô cần sự giúp đỡ của Chính phủ
07:11, 25/09/2019
Công nghiệp ô tô và những chính sách “trái ngang”
00:04, 14/09/2019
Công nghiệp ô tô: Có nên ưu đãi?
05:00, 10/09/2019
100.000 tỷ đồng có khởi sắc công nghiệp ô tô?
09:00, 20/08/2019
VINFAST – “Thánh Gióng” của ngành công nghiệp ô tô thế giới
14:00, 22/06/2019
VinFast "đổi vận” cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
11:26, 18/06/2019
Đề xuất nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô trong nước
11:01, 19/03/2019
Gỡ nút thắt của ngành công nghiệp ô tô
01:03, 30/11/2018
Vào hồi tháng 10/2018 màn ra mắt xe hơi của VinFast tại Paris Motor Show 2018 đã ít nhiều tạo được tiếng vang và mang tới hiệu ứng lan tỏa tích cực, qua đó đã thu hút được một lượng lớn sự quan tâm đông đảo từ khách hàng.
Sau thời gian ngắn đã có lượng đơn đặt hàng 10.000 xe (theo công bố đại diện của hãng trên truyền thông).
Với quy mô của nhà máy có thiết kế giai đoạn 1 sản lượng 250.000 xe/năm, giai đoạn mở rộng 500.000 xe/năm, đại diện Vinfast cho biết, số vốn đầu tư dự kiến huy động tới năm 2020 là 86.254 tỷ và các chí phí cấu phần của khâu sản xuất thành phẩm của một chiếc xe theo như ước tính từ các chi phí và giá bán thì cần phải tiêu thụ từ 128.000 xe trở lên mới đạt điểm hòa phí.
Bài toán cần phải giải còn phức tạp hơn thế nữa vì dung lượng toàn bộ thị trường xe hơi trong nước theo báo cáo của VAMA năm 2019 mức tiêu thụ tầm khoảng 400.000 xe/năm.
Qua đó cho thấy, để đảm bảo hoạt động ở mức tối ưu công suất tiến tới đạt điểm hòa vốn của nhà máy thì không còn con đường nào khác là phải chọn giải pháp đa dạng hóa thị trường thông qua con đường xuất khẩu ra các nước khu vực và trên thế giới mới hấp thụ hết được sản lượng theo công suất thiết kế của nhà máy Vinfast.
Để có thể mở rộng khai thác hiệu ứng tính kinh tế theo quy mô, theo Toyota Việt Nam, số lượng phụ tùng, linh kiện bán được hàng năm phải đạt khoảng 50.000 bộ thì mới khả thi để đầu tư. Có nghĩa là một mẫu xe phải sản xuất được 50.000 chiếc trong một năm.
Những mô hình kinh doanh tài trợ vốn cố định lớn sử dụng cùng lúc cả 2 đòn bẩy hoạt động và đồn bẩy tài trợ cao tích hợp lại thành đòn bẩy phối hợp khi đưa nhà máy vào khai thác vận hành sẽ xuất hiện cả hai tình huống có cả tích cực và tiêu cực kéo theo nhiều áp lực cần giải quyết tốt như các nhân tố chi phí, giá bán và sản lượng đầu ra lúc đó sẽ không phải chịu áp lực rủi ro bất cân xứng giữa tham vọng và nguồn lực.
Ở những đơn vị kinh doanh có tham vọng tham gia xâm nhập vào ngành mới như sản xuất xe ô tô phải đối diện với hai tác lực cốt yếu hình thành cùng một lúc đó là: Áp lực cắt giảm chi phí và Áp lực thích nghi với thị trường.
Tập hợp được năng lực tiêu thụ hàng hóa sản phẩm tốt nhằm bảo đảm cân đối thu hồi được các chi phí cố định đầu tư ban đầu là một nhiệm vụ không hề đơn giản.
Để giải quyết tốt được hai mệnh đề trên các nhà sản xuất cần phải đưa ra được các đối sách, chiến lược, chiến thuật kinh doanh hiệu quả, nhằm giải quyết hàng loạt các biến số đầu vào và đầu ra để thích nghi tốt trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi là nhiệm vụ tiên quyết.
>>> Mời độc giả đón đọc Bài 2: Bài học từ thế giới