[TÂM ĐIỂM TUẦN QUA] Chiến tranh hay... phá sản đều là quy luật!
Chiến tranh thật tồi tệ, âu đó cũng là quy luật. Nhân đây, nói về quy luật, việc một doanh nghiệp lâu đời - nếu phá sản cũng là...quy luật nốt.
1/ Phá sản! Tại sao không?
Phá sản! Đừng nhìn nó bằng con mắt quá ái ngại và cũng đừng nghĩ về nói bằng tâm lý e sợ. Trong kinh tế thị trường, nhiều khi phá sản, dừng hoạt động, cắt giảm quy mô để có thời gian tái cơ cấu, thay đổi là điều cần thiết.
Bạn có bị sốc nếu như đường sắt Việt Nam dừng vận hành, thậm chí cho phá sản để gột rửa bớt “râu ria” không cần thiết. Những tưởng đường sắt bết bát vì hạ tầng mục nát, nào ngờ còn nhiều thứ nghe thấy mà đau đớn lòng!
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
2/ Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa!
Hơn 40 năm kể từ khi cuộc chiến chống quân bành trướng Bắc Kinh kết thúc, chúng ta có thêm cơ hội mở rộng cánh cửa quay lại quá khứ để thấy ông cha mình đã giữ đất giữ nước ra sao.
Suy đến cùng, chẳng cuộc chiến nào phân định kẻ thắng người thua, hàng ngàn năm hàng xóm láng giềng, đôi bên cũng thấm thía bài học ấy. Vậy tại sao không cùng nhau gầy dựng hòa bình thịnh trị?
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3/ Thêm một chuyện đau lòng về doanh nghiệp
Sân chơi toàn cầu đã mở ra một cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình, từ lợi thế sân nhà, đến am hiểu văn hóa địa phương và nắm bắt luật tương đối rõ ràng hơn các doanh nghiệp ngoại làm ăn tại Việt Nam, nhưng vì sao mãi không lớn?
Lợi dụng khó khăn của đồng bào để bán buôn trục lợi “đục nước béo cò”, “xé tem, dán nhãn”...là những minh chứng rõ ràng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4/ Công nghiệp hóa “bằng” phá?
Có hàng chục công trình là chứng tích lịch sử tại TP.HCM sắp bị xóa sổ, người ta xem đó là chuyện bình thường và đổ vấy cho việc “đáp ứng yêu cầu phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Ừ thì rất có thể, đến lúc nào đó Việt Nam sẽ có nhiều đô thị không bản sắc, trơ trọi với bê tông cốt thép, dần dà con cháu chúng ta sẽ không còn biết cái đô thị ấy sinh ra, tồn tại và trưởng thành ra sao. Chuyện này là nhỏ?
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5/ Chống “dịch kép”
“Tinh thần là không được vì việc này mà bỏ mất việc kia”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tại cuộc họp thường trực Chính phủ.
Cho nên, chúng ta phải chống cả 2 loại virus, một là virus corona và một loại virus nữa là “virus trì trệ”, không chịu làm việc, lấy lý do dịch bệnh nên không hành động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6/ Làm quan đuợc bao lâu?
Từ cổ chí kim lịch sử luôn chứng minh triều đại nào lấy dân làm gốc triều đại đó luôn hưng thịnh. Quân vương nào luôn lắng nghe thấu hiểu lòng dân quân vương đó luôn được nhân dân gọi là minh quân.
Bởi thế, Thủ tướng nhắc nhở: “Làm sao khát vọng hùng cường, phát triển đất nước mạnh mẽ. Khắc phục những tồn tại yếu kém trong xử lý những vấn đề yếu kém để chúng ta xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân”.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY