Chi 269 tỷ đồng tặng cờ và ấm chén cho dân: Đừng tặng "lá bùa cho người hành khất"

Lê Linh 29/02/2020 09:51

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng, thành phố Hải Phòng dự kiến sẽ tặng quà mỗi hộ gia đình gồm một lá cờ Tổ quốc và 1 bộ ấm chén. Tổng kinh phí khoảng 269 tỉ đồng.

Chủ trương trên vừa được HĐND thành phố Hải Phòng thông qua tại Kỳ họp thứ 12, HĐND thành phố khóa 15 (bất thường) ngày 28/2.

Kỳ họp bất thường thông qua quyết định tặng quà.

Kỳ họp bất thường thông qua quyết định tặng quà.

Không ai phủ nhận, thời gian qua Hải Phòng đã làm được rất nhiều việc ý nghĩa như: miễn giảm học phí cho học sinh, tặng quà các gia đình chính sách, đầu tư các công trình phúc lợi,... nhận được nhiều sự đồng tình, đánh giá cao trong nhân dân.

Trên đà đó, bên thềm kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng, lãnh đạo thành phố đã quan tâm và muốn chia sẻ cảm xúc với người dân là một việc làm rất văn minh và giàu văn hóa. Tuy nhiên, chủ trương thì đúng nhưng cách thức thực hiện đang gây tranh cãi và có phần bức xúc trong nhân dân.

Bởi trước đây, Hải Phòng cũng là địa phương từng rất “mạnh tay” tặng quà những gia đình chính sách nhân dịp lễ tết và được người dân ghi nhận (vì chủ yếu tặng tiền mặt). Tuy nhiên, lần tặng quà này, xem ra Hải Phòng không được đánh giá cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Chi 269 tỷ đồng tặng cờ và ấm chén cho dân: Hải Phòng “chơi lớn”!

    20:10, 28/02/2020

  • [SARS-CoV-2] Cảnh báo dịch lên mức "rất cao" ở cấp độ toàn cầu

    07:30, 29/02/2020

  • [SARS-CoV-2] WHO và Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam chia sẻ thông tin về bản đồ gene virus

    15:15, 28/02/2020

  • [SARS-CoV-2] Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nước có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng

    09:50, 28/02/2020

  • [SARS-CoV-2] Nên miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

    00:00, 28/02/2020

  • [SARS-CoV-2] “Tôi đã thấy họ cười ngay cả trong lúc gian nan"...

    20:17, 27/02/2020

  • SARS-CoV-2 như lời “nhắc nhở” với ngành bán lẻ

    04:00, 27/02/2020

269 tỷ đồng chỉ để mua 1 là cờ và 1 bộ ấm chén cho mỗi hộ gia đình được xem  là hoạt động lãng phí. Tại sao Hải Phòng không xây dựng 1 công trình phúc lợi, hoặc 1 công trình văn hóa để bất kỳ người dân nào đi qua nhìn thấy cũng có niềm tự hào?

Chỉ sau 1 ngày khi có chủ trương, sự kiện trên nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, đa số các ý kiến cho rằng việc làm của thành phố thiếu thiết thực, lãng phí.

Trên mạng xã hội, nickname Hà My chia sẻ: “Ấm chén và cờ hầu như nhà nào cũng có, thậm chí ấm chén có đến vài bộ, cờ cũng vài chiếc, tặng nữa làm gì cho lãng phí”. Còntheo nickname Hoai Mai thì: “Số tiền đó để hỗ trợ người nghèo và các cháu mầm non, hoặc người bệnh sẽ thiết thực hơn”.

Trong khi đó, nickname có tên SonlevietSon Leviet cho rằng: “Nên tặng tiền mặt còn ấm chén thì nhà nào cũng có vài bộ, cờ thì tết nhà nào cũng mua cờ mới, không lãng phí ngân sách nhà nước như vậy. Nên dùng số tiền này vào việc ủng hộ người nghèo người không nơi nương tựa người cô đơn người già trong thành phố”.

các ý kiến của mạng xã hội phản đối.

Các ý kiến phản đối trên mạng xã hội

Và thiết thực hơn cả khi giặc dịch đang hoành hoành, nền kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng thì với chủ trương tặng quà cho người dân để chung vui với thành phố không quá 500.000 đồng thì nên chăng hãy tặng thẳng tiền cho người dân, vừa minh bạch và tránh tham nhũng vặt.

Hoặc cũng với số tiền ấy, nếu Hải Phòng tặng dân những món đồ thiết thực, cấp bách hơn trong lúc dịch COVID-19 lan rộng như khẩu trang, nước sát khuẩn... thì có phải sẽ được ủng hộ hơn không.

Chúng ta cũng biết, một năm đất nước có nhiều ngày kỉ niệm lớn như 30/4-1/5, 19/8, 2/9,… Đây đều là những ngày lễ người dân được nghỉ và nhà nhà phải treo cờ Tổ quốc. Như vậy lá cờ đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, hay bộ ấm chén cũng là một gia dụng gia đình truyền thống mà gần như nhà nào cũng có. Vậy tiếp tục tăng thêm cờ và ấm chén có phải là quá lãng phí không?

Người dân muốn một món quà thực tế.

Người dân muốn một món quà thực tế.

Việc tặng quà đến từng hộ dân, Hải Phòng đã “chơi lớn” cho “thiện hạ trầm trồ”. Một việc làm gây được nhiều cảm xúc cho người dân. Chỉ tiếc, món quà lựa chọn cho người dân có lẽ không phù hợp. Quyết định này đã được thông qua thì đồng nghĩa với việc ấm chén và cờ đã “phất” xong hết rồi, cũng khó thay đổi.

Nhưng có lẽ đây sẽ là một quyết định mà người dân Hải Phòng sẽ rất khó quên vì nó ra đời vào lúc nhạy cảm nhất - giai đoạn dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế. 

Chỉ vài ngày trước đây, Hải Phòng đã rầm rộ kế hoạch kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng và chương trình Lễ hội Hoa phượng đỏ 2020. Nhiều người không khỏi “băn khoăn” khi đang lúc nước sôi lửa bỏng như vậy thì Hải Phòng lại “hào phóng” trút hầu cho lễ lạt.

Và ngoài hầu bao thành phố, chắc chắn một hình thức được gọi là xã hội hóa để huy động tiền của từ các doanh nghiệp. Mà trong bối cảnh khó khăn như năm nay, chắc chắn các doanh nghiệp thì phải… ngậm ngùi ủng hộ cho kế hoạch “chơi lớn” của thành phố.

Bác sỹ Phạm Thanh Nam thốt lên “ai tư vấn cho lãnh đạo vậy? Xin hãy đễ cho nhân dân chúng tôi được yên, “ấm chén” nhà chúng tôi còn dùng được”.

Hải Phòng có một nhà thơ lớn – nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ông đã sáng tác bài thơ “Vào chùa”:

Đang trưa ăn mày vào chùa

Sư ra cho một lá bùa rồi đi

Lá bùa chẳng biết làm chi

Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày!

Chúng ta nhớ lại bài thơ

Chúng ta nhớ lại bài thơ "Vào chùa" của nhà thơ Đồng Đức Bốn.

Lá cờ, bộ ấm chén của thành phố Hải Phòng khiến nhiều người liên tưởng đến hình ảnh lá bùa trong bài thơ. Khi người ăn xin trong lúc đói, khát thì nhà sư lại cho “một lá bùa”. Người ăn mày nghĩ nó không có “ý nghĩa và giá trị thực tiễn” gì đối với mình ngay lúc khốn khó này cả, mình làm gì với nó bây giờ (Lá bùa chẳng biết làm gì)? Nhét lá bùa vào túi rồi tiếp tục cuộc đời hành khất.

Cho dù là vì bất kỳ động cơ gì thì “mưu sự tại thiên, hành sự tại nhân”. Bất kỳ quyết định nào cũng phải hợp lòng dân thì mới thành. Một quyết định nghe qua tưởng chừng như rất đột phá thì lại vấp phải các ý kiến phản đối gay gắt của người dân.

Quan nhất thời - dân vạn đại, những gì lãnh đạo thành phố Hải Phòng cống hiến cho người dân, lịch sử sẽ ghi nhận và nhân dân luôn ghi ơn. Người dân luôn công bằng, luôn phán xét đúng. Việc thay đổi một thành phố ngủ quên trở mình thức giấc như người khổng lồ đã là một món quà và tượng đài lớn trong lòng người dân.

Thế nhưng, một bộ ấm chén và lá cờ thực sự là lãng phí trong bối cảnh này.

Lê Linh