[TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 24-29/2] Đường sắt, thầy thuốc và nỗi buồn giáo dục
Năm nay, ngày Thầy thuốc Việt Nam diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Tuy nhiên câu chuyện về đường sắt cũng chiếm đáng kể thời lượng của báo chí.
1. Làm sao để "giải cứu" đường sắt?
Việt Nam có những con đường được mệnh danh “đắt nhất hành tinh”, tốc độ xây dựng tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng. Như thế có phải phát triển bền vững, an toàn và tiết kiệm? Đã thế, cớ sao không chậm lại chút xíu để đường sắt có cơ hội trở mình?
Và rằng, hạ tầng hàng không tắc từ trên trời xuống dưới đất là có thật! Tại sao như vậy? Đã thế, cớ sao không “hãm” lại chút xíu để đường sắt có cơ hội phát triển?
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
>>> Xem loạt bài về vấn đề này TẠI ĐÂY
2. Cần một lời tri ân
Đâu đó vẫn còn có những người vì lợi nhuận mà cố tình gom thuốc kháng sinh và thuốc phòng dịch, khẩu trang y tế để tạo sự khan hiếm nhằm nâng giá thu lợi bất chính, thì xã hội vẫn còn đầy những người thầy thuốc hết lòng lo cho sức khỏe người khác.
Còn hơn cả một sứ mệnh khi bước vào trường y, đó là ý thức phụng sự xã hội của những con người có tâm, có đạo với nghề của mình đã lựa chọn, họ dấn thân và đem hết khả năng của mình để mang an yên hạnh phúc cho cộng đồng.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3. Câu chuyện giáo dục
Lấy ví dụ 12 năm học Lịch sử nhưng khi hỏi một bạn trẻ về lịch sử nước nhà thì hầu như là không nói được bao nhiêu. Thêm nữa việc học các phương trình Toán sau này ra ngoài đời cũng rất hiếm khi áp dụng nên việc học Toán chỉ để tính toán nhân chia cộng trừ là chủ yếu.
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng 70% lượng kiến thức người học được học là kiến thức bị động, nghĩa là chỉ để biết chứ không để dùng. Theo đó lâu ngày phần kiến thức đó sẽ bị lãng quên đi, chỉ 30% kiến thức là được áp dụng vào thực tế.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4. Giáo dục phải đi đôi với khoa học
Trước tiên, phải thấy rằng, giáo dục muốn phát triển thì phải có những nghiên cứu và giải pháp khoa học. Sự phát triển của giáo dục không phải nằm ở độ dầy của cuốn sách mà nằm ở những ý tưởng khoa học.
Khoa học là một phần của giáo dục và nếu giáo dục được phổ biến, giảng dạy càng khoa học thì càng rút ngắn được lượng kiến thức không cần thiết để mang lại những lợi ích thiết thực cho đời sống.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5. Khủng hoảng giáo dục chưa hẳn xấu!
Chúng ta phải phân biệt giữa "khủng hoảng phát triển" và "khủng hoảng suy thoái" - chuyên gia Ngô Tự Lập đã nói như vậy.
Cuộc khủng hoảng giáo dục, vì thế, nói cho cùng chính là hệ quả của những thành tựu giáo dục. Đó là một cuộc khủng hoảng trưởng thành. Giáo dục hiện nay thu hút sự quan tâm của xã hội nhiều hơn bao giờ hết.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6. Tiếp tục nghỉ hay học?
Trong trường hợp này “quyết định cho nghỉ học” luôn dễ dàng hơn rất nhiều “cho học sinh tiếp tục đến trường”. Nhưng nghĩ dài ra một chút, năm học 2020 có nguy cơ “vỡ trận”, hàng triệu đứa trẻ bỗng nhiên rãnh rỗi sa đà, phụ huynh nhức đầu tìm cách chống chọi.
Những lúc như thế này mới cần bản lĩnh người lãnh đạo, người đứng đầu ngành. Trước hết đó là nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT trên cơ sở tham vấn các chuyên gia của Bộ Y tế, tham mưu cho chính phủ chỉ đạo các địa phương.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY