[GIỮ LỬA TRÊN MỌI MẶT TRẬN] Chiến tranh và sự "phê phán của vũ khí"
Nghiên cứu nhiều cuộc chiến tranh, Marx rút ra luận điểm biện chứng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế sự phê phán của vũ khí..."
CHIẾN TRANH VÀ SỰ "PHÊ PHÁN CỦA VŨ KHÍ"
Cách đây chưa lâu, tờ báo nổi tiếng nước Mỹ, New York Time đã dẫn lại tập tài liệu bí mật ghi chép dài tới 70.000 trang. Đấy được coi là “pho sử” để giành riêng cho người Mỹ hiểu thêm về cuộc chiến cố chấp và tàn khốc tại Việt Nam.
Thời báo Los Angeles viết: “Người Mỹ ra đi, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”. Báo Mặt trời Baltimore tâm tư: “Chúng ta bị thương tổn và cảm thấy nhục, nhưng có lẽ chúng ta cũng đã chín chắn hơn lên một chút qua sự kiện chiến sự Sài Gòn - Gia Định”.
Đó là một trong rất rất nhiều bình luận của cựu binh, chuyên gia, nhà sử học quốc tế về thực chất cuộc chiến phi lý mà người Mỹ gây ra tại miền Nam Việt Nam.
Với cuộc chiến này, tất cả đã rõ ràng, nó đã hằn in trong tâm trí nhiều thế hệ người Việt Nam và trở thành một phần trong lịch sử Mỹ, cũng như lịch sử chiến tranh hiện đại.
Bản lĩnh, trí tuệ và ý chí Việt Nam...tất cả được thể hiện sinh động qua cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này. Nói thế là bởi - chiến tranh là một “trạng thái đặc biệt” quyết định đến sự tồn vong.
Rất nhiều đế chế hùng mạnh bị diệt vong vì phải nhận phần thất bại trong một cuộc chiến tranh quy ước; cũng có nhiều dân tộc nhỏ bé vượt qua lằn ranh sinh tử này để trường tồn.
Nhưng với dân tộc ta còn khủng khiếp hơn thế nữa, trong suốt thời gian tồn tại đã hàng chục lần vượt qua những lằn ranh như thế. Đó mới là điều đáng nói nhất của chiến tranh chứ không chỉ là con số thống kê khô khan.
Chiến thắng 40/4/1975 chỉ là một trong rất nhiều thực tiễn chứng minh cho thế giới thấy “gen trội tích cực” của người Việt Nam. “Bản lĩnh, trí tuệ, ý chí” cũng là mẫu số chung để mọi quốc gia, dân tộc phát triển thịnh vượng.
Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, hẳn bài học “làm sao để hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền lãnh thổ” đã được rút ra. Thực tế từ 20 năm chia cắt đất nước (1954-1975) cho thấy rằng: Để có hòa bình phải sử dụng “bạo lực vũ trang”
Marx và F. Engels từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”. Đối với cuộc cách mạng vô sản, V.I.Lênin cũng khẳng định rằng: “Không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”.
Từ tháng 3-1967 đến tháng 3-1968, khoảng 155.000 quân đã được đưa vào miền Nam. Tính riêng trong năm 1968, hơn 14 vạn cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc hành quân vào Nam.
Vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt, trong hai năm 1967, 1968, các chiến sĩ vận tải, thanh niên xung phong, hải quân ở miền Bắc đã vượt Trường Sơn và Biển Ðông chi viện kịp thời cho miền Nam 118.923 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và hơn 42,619 triệu USD…
Bắt đầu từ cuộc tổng tấn công Mậu Thân (1968) chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng đã được chuẩn bị, cuối cùng kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh thọc thẳng vào đại bản doanh của chê độ Sài Gòn.
Để làm được điều này, miền Bắc phải sản xuất gấp bội lần, cùng với sự trợ giúp của khối XHCN. Điều này tiếp tục chứng minh, sức mạnh kinh tế luôn có ý nghĩa quyết định đến độc lập tự do.
Nghiên cứu nhiều cuộc chiến tranh, Marx rút ra luận điểm biện chứng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổi bởi lực lượng vật chất...”.
Khi kêu gọi toàn dân kháng Pháp, Bác Hồ đã viết mấy dòng ngắn gọn: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngay lúc này Việt Nam đứng trong bối cảnh mới, hòa bình, ổn định, toàn vẹn lãnh thổ đang bị Trung Quốc ngang ngược xâm lấn. Chúng ta phải lựa chọn đối sách đấu tranh nào cho phù hợp với tiềm lực hiện có?
Đấy là câu hỏi rất hóc búa, Biển Đông không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển mà còn gắn với nhiều nội dung liên quan như pháp lý, an toàn hàng hải, kết nối giao thông, phát triển bền vững kinh tế biển…
Hậu COVID-19, nhân loại sẽ tiến thêm một bước dài vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền tảng của cuộc cách mạng này đã được xác định là “trí tuệ nhân tạo - AI”.
Đối với nhiều người cuộc cách mạng 4.0 còn khá mơ hồ, nhưng không hiển nhiên mà nhiều nơi nhắc đến nó với tần suất rất dày, vì đây được xem là “cánh cửa” mới cho đất nước ta bắt đầu lại cuộc đua thịnh vượng, định vị lại trật tự toàn cầu.
“Lực lượng vật chất và sự phê phán của vũ khí” trong thời đại hiện nay là một nền kinh tế mạnh, tiếng nói có trọng lượng của quốc gia trên trường quốc tế.
Marx cũng nói “...nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Điều này được người Việt phát triển và vận dụng rất thành thạo trong lịch sử dụng nước và giữ nước.
Tại nước Mỹ, họ có nhiều cách giải nghĩa thất bại trong chiến tranh Việt Nam, một trong những góc nhìn đó là của Trung tá Thủy quân lục chiến J. Zumwalt, con trai của Chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Việt nam.
Cha ông ta rất tài tình làm thấm nhuần triết lý “chiến tranh nhân dân”, chia nhiệm vụ trọng đại thành nhiệm vụ của mối cá nhân, sự nghiệp giải phóng dân tộc là của toàn dân.Tất cả có trong cuốn sách “Bare feet, Iron will/ Chân trần, Chí thép”. Chính người trong cuộc chiến, ở “phía bên kia” phải thừa nhận tố chất vượt trội của người Việt Nam.
Khi nhân dân ý thức được đất đai là xương máu, Tổ quốc là nhà, biển đảo cương vực là phên dậu...họ sẽ làm tất cả để bảo vệ. Đó cũng là sức mạnh “đại đoàn kết dân tộc” - nguyên nhân căn bản làm nên chiến thắng trong nhiều cuộc chiến khốc liệt.