Căng thẳng ở Biển Đông: Trung Quốc trách người mà không biết tự trách mình!
Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đang đổ lỗi cho các nước và Mỹ về tình hình căng thẳng trên Biển Đông nói riêng và những vùng có tranh chấp nói chung.
Mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh rằng: “Mỹ cố tình điều tàu sân bay đến Biển Đông để phô trương sức mạnh, cũng như tìm cách chia rẽ các nước trong khu vực”. Dĩ nhiên, phát ngôn này làm đang làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều dư luận trong nước và quốc tế.
Tuyên bố này được ông Triệu Lập Kiên đưa ra sau khi tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz của hải quân Mỹ cùng tham gia diễn tập hiệp đồng trên Biển Đông hôm 4/7, trong lúc Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Rất hiếm khi Mỹ và Trung Quốc tổ chức diễn tập lớn tại cùng một thời điểm ở Biển Đông.
Đây là một trong những lần diễn tập lớn nhất của hải quân Mỹ trong những năm qua tại Biển Đông. Các quan chức Mỹ cho biết họ muốn thách thức yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại vùng biển này, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng vì vấn đề thương mại, đại dịch COVID-19 và luật an ninh Hong Kong.
Trở lại với vấn đề mà người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nói trên, hẳn chúng ta đều thấy không bất ngờ, nhưng lại đáng mỉa mai vì sự phô trương của bản thân, nhưng lại bắt nước khác phải theo ý mình, tuân thủ cuộc chơi của mình đặt ra.
Chẳng phải, năm ngoái, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã đối đầu với tàu khoan dầu Việt Nam mang tên Hakuryu 5 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đá Chữ Thập. Tháng 4/2020 năm nay, con tàu này đã tiến vào vùng biển Malaysia, bám sát tàu khoan West Capella của Malaysia.
Trước đó, vào ngày 3/4, Trung Quốc đã đánh chìm một tàu Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và bắt giữ hai tàu cá Việt Nam khác khi họ đang cố gắng giải cứu tám ngư dân. Một tàu Trung Quốc cũng đã chĩa súng, khóa radar vào tàu Philippines hồi tháng 2 vừa qua.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đe dọa, ngăn không cho các nước ven biển trong khu vực khai thác dầu; đồng thời áp đặt các quy định về đánh bắt cá tại khu vực đặc quyền kinh tế của nước khác kể từ ngày 1/5.
Bắc Kinh đã sử dụng những biện pháp chính trị để củng cố yêu sách trên Biển Đông. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã thành lập hai quận mới để quản lý nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trước đây thuộc quản lý của chính quyền huyện Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Hai quận đó sẽ hoạt động như một đơn vị hành chính riêng biệt, có thẩm quyền với các đảo tương ứng.
Thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông.Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngang nhiên gọi 3 vùng biển diễn ra đồng loạt các cuộc tập trận này là “3 chiến khu chính”, bao gồm cuộc tập trận phi pháp ở Biển Đông diễn ra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một tàu khu trục mang tên lửa và 2 trực thăng diễn tập bắt giữ một tàu lạ ở biển Hoa Đông, theo Đài CCTV. Cuộc tập trận này có thể được thiết kế cho các vùng biển gần Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản.
Bên cạnh đó, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc còn tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông và Hoàng Hải, khi Trung Quốc ngang ngược cấm các tàu dân sự đến gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 1-5/7.
Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết “Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 4/7 cho rằng cuộc tập trận của Trung Quốc là “rất khiêu khích” và Washington phản đối những yêu sách phi pháp của Bắc Kinh.
Có thể nói, những vi phạm trắng trợn trên làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm luật pháp quốc tế. Vấn đề ở đây ảnh hưởng đến một số lượng lớn các quốc gia. Chúng ta cũng phải hiểu rằng đây không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam, nghĩa là còn nhiều quốc gia nằm trong khu vực Biển Đông và quan tâm đến giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Rõ ràng, phía Trung Quốc đang làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, chỉ biết bắt các nước tuân thủ theo luật chơi của mình đặt ra mà không biết tự trách mình. Chúng ta phải phản đối, nếu không phản đối thì Trung Quốc sẽ vin cớ chúng ta im lặng là đồng ý với những yêu sách sách mà nước này đưa ra.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc sẽ mua cả… thế giới?
05:03, 03/07/2020
Tuyên bố tập trận trái phép ở Hoàng Sa: Trung Quốc đang "thách thức" Mỹ?
04:00, 01/07/2020
Tuyên bố tập trận trái phép ở Hoàng Sa, Trung Quốc muốn thể hiện điều gì?
05:30, 30/06/2020
Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?
06:00, 25/06/2020
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nói gì về Trung Quốc và Việt Nam?
06:00, 24/06/2020
Trung Quốc - Ông láng giềng lớn, khó chơi
05:00, 23/06/2020