Chống lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một mình Mỹ chưa đủ!
Dư luận quốc tế đặc biệt tập trung chú ý vào diễn biến tình hình Biển Đông vì những hành động phi pháp ồ ạt của Trung Quốc cũng như động thái phản ứng của các bên khác.
Trong cuộc thảo luận được Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố vào ngày 31/7 vừa qua, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ tướng James McConville nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai những hệ thống vũ khí mới như tên lửa tầm trung, lửa bội siêu thanh và vũ khí chiến thuật… rất cần thiết cho việc chống lại khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập.
Những phát ngôn của tướng James McConville ít nhiều cũng gây sự “nóng tai nhức mắt” cho Trung Quốc trong nỗ lực vươn mình thành “con hổ” trên Biển Đông bất chấp chủ quyền, quyền chủ quyền quyền tài phán của các nước trong vùng ảnh hưởng.
Thời gian qua, Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu mở rộng hiện diện quân sự rộng lớn ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ cái gọi là những lợi ích biển quốc gia. Vì thế, một trong những lý do khiến nước này muốn kiểm soát Biển Đông và biển Hoa Đông là để phục vụ chiến lược “Chống tiếp cận/Chống xâm nhập - A2/AD” nhằm ngăn chặn Mỹ và các đồng minh tiếp cận khu vực, đẩy lực lượng Mỹ xa khỏi phạm vi có thể phản ứng kịp thời mỗi khi xảy ra biến cố tại Tây Thái Bình Dương.
Theo giới chuyên gia, nếu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành tấn công Đài Loan bằng vũ lực thì chuỗi đảo thứ nhất - trải dài từ đảo Okinawa, Đài Loan, phía bắc Philippines đến bán đảo Mã Lai - sẽ trở thành tuyến phòng thủ chiến lược đối với Trung Quốc.
Thực tế luôn cho thấy, Trung Quốc lại luôn đi ngược lại, thể hiện âm mưu xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ ở các khu vực lân cận ngày càng nhiều. Điều đó đi ngược lại với quy tắc chung của thế giới.
Các yêu sách quá đáng của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều quốc gia nằm ngoài phạm vi biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới có lợi ích quan trọng trong việc sử dụng đường biển này cho các mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Thúc bách hơn, duy trì hoạt động di chuyển tự do thông qua các vùng biển và trong tương lai, trên không gian vũ trụ, có tầm quan trọng rất lớn.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế luôn tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do và cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế. Bởi vì, Trung Quốc không thể khẳng định các yêu sách biển ở Biển Đông dựa trên đường chín đoạn, quyền lịch sử, một hoặc một nhóm đảo ở Biển Đông mà không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển.
Có lẽ vậy, nên giới chuyên gia quốc tế cho rằng việc Mỹ triển khai những tên lửa như vị Tham mưu trưởng lục quân Mỹ James McConville sẽ nhằm chống lại chiến lược “Chống tiếp cận/Chống xâm nhập - A2/AD” ở Biển Đông, bao gồm tàu chiến, tên lửa và bộ cảm biến khiến đối phương không thể tiếp cận của Trung Quốc.
Song song, để ngăn chặn việc này chiến lược A2/AD của Trung Quốc trong tương lai đòi hỏi sự tham gia tích cực của càng nhiều quốc gia càng tốt. Trong đó đó không thể không nhắc đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc…v..v.
Chẳng hạn: Chuyên san The National Interest dẫn lời chuyên gia Grant Newsham thuộc Diễn đàn Nghiên cứu chiến lược Nhật tại Tokyo nhận định với lợi thế địa chiến lược của mình, Nhật Bản có thể xây dựng một phiên bản A2/AD để phong tỏa ngược lại lực lượng Trung Quốc.
Chuỗi đảo Ryukyu phía nam Nhật Bản được đánh giá là thành tố quan trọng nhất của nước này trong chiến lược phong tỏa ngõ ra của các hạm đội Trung Quốc. Với đảo lớn nhất là Okinawa, chuỗi đảo Ryukyu trải dài theo hướng tây nam từ Kyushu đến gần Đài Loan. Nếu được gia cố đúng mức, Ryukyu hoàn toàn có thể chặn đứng mọi nỗ lực muốn đi qua hành lang biển hiểm trở này.
Hoặc, việc Úc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, bác hết mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông cũng là câu chuyện đáng quan tâm vì đây là lần đầu tiên Úc dựa trên cơ sở pháp lý để lên tiếng phản đối những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
“Chính phủ Úc bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), cụ thể là các yêu sách vùng biển không tuân thủ quy định công ước về đường cơ sở, các vùng biển và phân loại những thực thể” - công hàm viết.
Đáng quan tâm, nhóm 5 tàu chiến Úc bao gồm, HMAS Canberra, HMAS Hobart, HMAS Stuart, HMAS Arunta và HMAS Sirius gần đây cũng tham gia tập trận cùng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực cửa ngõ Biển Đông.
Cuộc tập trận của “bộ tứ kim cương” đã gửi thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc, rằng: “Không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế của mình trên biển”.
Thậm chí, để kìm hãm Trung Quốc, bà Sumathy Permal - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải eo biển Malacca (Malaysia) còn cho rằng: “Mỹ, cùng với tất cả các đồng minh và đối tác lớn trong cộng đồng quốc tế nên gắn quyền tiếp cận của Trung Quốc với cộng đồng toàn cầu qua hành vi của họ ở Biển Đông. Nên bắt đầu áp dụng các hạn chế hành chính và kỹ thuật tăng dần cấp độ đối với vận chuyển, du lịch hàng không và vận tải của Trung Quốc trong và thông qua các vùng đặc quyền kinh tế trên toàn thế giới của các nước tham gia”.
Từ đây có thể thấy, để chống lại tham vọng bá quyền trên Biển Đông (có thể ngoài khu vực Biển Đông nếu Trung Quốc đạt được mục đích của mình), bên cạnh động thái “nắn gân” của Mỹ, thì sự ủng hộ của các đồng minh và các đối tác lớn trong cộng đồng quốc tế là rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam nên ứng phó thế nào với xung đột trên Biển Đông?
07:10, 01/08/2020
Nước Mỹ hành động gì sau tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông?
06:58, 29/07/2020
ASEAN đã sẵn sàng “đứng lên” trước Trung Quốc ở Biển Đông?
07:20, 25/07/2020
Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông: Không chỉ là tuyên bố suông!
03:00, 23/07/2020