Điều gì đằng sau lập trường cứng rắn của Úc về Biển Đông?

NGUYỄN CHUẨN 04/08/2020 07:00

Mới đây, Canberra đã thẳng thắn bác bỏ các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông. Điều này đang cho thấy mối quan hệ Trung-Úc trở nên “nhạt chưa từng thấy”.

Trước đó, quan hệ Mỹ-Trung đã “khó thể hàn gắn” khi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cáo buộc cứng rắn, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tiếp đó, Mỹ đã ra lệnh cho Trung Quốc ngừng mọi hoạt động tại lãnh sự quán ở Houston. Và để trả đũa, Trung Quốc cũng ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.

Mỹ đã ra lệnh cho Trung Quốc ngừng mọi hoạt động tại lãnh sự quán ở Houston. Ảnh Reuters.

Mỹ đã ra lệnh cho Trung Quốc ngừng mọi hoạt động tại lãnh sự quán ở Houston. Ảnh Reuters.

Và điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến lập trường của Úc về vấn đề Biển Đông. Trên thực tế, Úc - một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã cho rằng, quyền và lợi ích hàng hải của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông là “không phù hợp” với Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển.

Trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Úc, đây có lẽ là tuyên bố ngoại giao cứng rắn nhất của Canberra đối với Bắc Kinh sau khi hai bên thiết lập quan hệ vào năm 1972. Và khi sự chú ý của dư luận vào quan hệ ngày một xấu của Trung-Mỹ thì trên thực tế, mối quan hệ Trung-Úc cũng đang rơi vào tình trạng “cực tệ”.

Trên thực tế, Úc là một quốc gia không có yêu sách ở Biển Đông. Mặc dù, nước này chỉ quan tâm đến tự do hàng hải, hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông. Và tất nhiên, Úc luôn giữ một thái độ trung lập. Tuy nhiên, thời điểm gần đây, thái độ của Canberra đối với vấn đề Biển Đông đã thay đổi một cách đáng kể, họ có tư thế can thiệp sâu hơn, quyết liệt hơn khi có những tuyên bố lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này.

Liên tục gần đây, Úc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ và Philippines ở Biển Đông. Bên cạnh đó còn gửi các tàu thực thi pháp luật trên biển vào Biển Đông và đi thăm các nước láng giềng.

Liên tục gần đây, Úc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ và Philippines ở Biển Đông.

Liên tục gần đây, Úc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ và Philippines ở Biển Đông.

Trong tuyên bố gửi Liên Hợp Quốc vừa qua, ngoài việc bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc về quyền và lợi ích hàng hải, Úc cũng đưa ra sự phản đối về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

Một số chuyên gia nhận định rằng, có thể Úc đã từ bỏ hoàn toàn vị thế trung lập của nước này đối với các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trên biển ở Biển Đông. Điều này đang đi ngược lại thông lệ quốc tế thông thường khi hầu hết các quốc gia không có yêu sách đều “duy trì trạng thái trung lập” trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ chưa được giải quyết.

Sự thận trọng của các quốc gia thường do các bên thứ ba không có lợi ích trực tiếp trong một tranh chấp lãnh thổ cụ thể nào đó. Đồng thời họ có thể thiếu hiểu biết đầy đủ về lịch sử và thực tế của tình hình, nên bất kỳ tuyên bố không phù hợp nào cũng có thể làm hỏng mối quan hệ giữa các quốc gia liên quan cũng như trật tự quốc tế.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, Canberra với tư cách là một đồng minh truyền thống và thân cận của Mỹ, mặc nhiên sẽ tuân theo lập trường của Washington, trong trường hợp này là về vấn đề Biển Đông.

Điều gì đang khiến Úc lựa chọn “ngược sóng” với Trung Quốc, một đối tác thương mại truyền thống và gắn bó của nước này? Sự lựa chọn của Úc trong tranh chấp Biển Đông có phải do sự tôn trọng của họ đối với các giá trị luật pháp quốc tế và lý tưởng của sự công bằng? Có lẽ không. Thay vào đó, có vẻ như quyết định của Canberra có liên quan nhiều hơn đến những cân nhắc chính trị thực dụng.

Ngược thời gian trở về trước, sự suy giảm “niềm tin và tình cảm” giữa Trung - Úc đã được dồn nén trong một thời gian dài và dần dần ảnh hưởng đến mối quan hệ này. 

Tổng hợp lại các “hành động đả kích” lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Canberra gần đây có thể thấy mối quan hệ Trung-Úc “đang có lửa”. Vào tháng Tư vừa qua, Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của đại dịch COVID-19. Đáp lại, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu và thuế quan bổ sung đối với Úc từ thịt bò và lúa mạch, tiếp đó vào tháng Năm và đưa ra khuyến cáo công dân trong việc đi du lịch và học tập tại Úc.

Và ngay sau việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, Úc thậm chí đã đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với khu vực hành chính đặc biệt này. Tiếp đó, vào đầu tháng 7, các tàu chiến Úc hoạt động ở Biển Đông đã đối đầu với các tàu chiến của hải quân Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

Có thể nói, tại thời điểm này, mối quan hệ Trung-Úc đã đạt đến điểm thấp nhất trong lịch sử! Ở một khía cạnh nào đó, Úc được cho là chỉ quan tâm đến tự do hàng hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân các mối quan hệ, Canberra có thể sẽ phải cân nhắc lựa chọn giữa một bên đồng minh truyền thống và một bên là mối quan hệ đang có chiều hướng đi xuống. Và tất nhiên, Úc sẽ phải lựa một chính sách dựa trên quan điểm nỗ lực duy trì và củng cố trật tự khu vực do Mỹ lãnh đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có thể bạn quan tâm

  • Chống lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một mình Mỹ chưa đủ!

    Chống lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một mình Mỹ chưa đủ!

    05:00, 03/08/2020

  • Việt Nam nên ứng phó thế nào với xung đột trên Biển Đông?

    Việt Nam nên ứng phó thế nào với xung đột trên Biển Đông?

    07:10, 01/08/2020

  • Nước Mỹ hành động gì sau tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông?

    Nước Mỹ hành động gì sau tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông?

    06:58, 29/07/2020

  • ASEAN đã sẵn sàng “đứng lên” trước Trung Quốc ở Biển Đông?

    ASEAN đã sẵn sàng “đứng lên” trước Trung Quốc ở Biển Đông?

    07:20, 25/07/2020

NGUYỄN CHUẨN