Trung Quốc ngang ngược xem "phán quyết là tờ giấy vứt vào thùng rác của lịch sử"
Một vị quan chức ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Phán quyết của công ước quốc tế là tờ giấy được vứt vào thùng rác của lịch sử” điều đó lý giải vì sao nước tăng tăng cường yêu sách tại Biển Đông.
Việc Trung Quốc đưa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong Quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020 đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và nhận được phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 6/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việc Trung Quốc đưa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong Quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020 đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị”. - bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 3/8, theo BernaNews thì truyền hình nhà nước Trung Quốc có trụ sở ở đảo Hải Nam mới đây phát một đoạn video cho thấy một số chiến đấu cơ thuộc Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã bay đến đá Xu Bi trong tuần trước. Đá Xu Bi cùng đá Vành Khăn nằm trong số 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp thành đảo nhân đạo.
Trong video, 4 chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc thực hiện cuộc tiếp nhiên liệu trên không trong chuyến bay kéo dài 10 tiếng đồng hồ đến đá Xu Bi. Video dẫn lời một sĩ quan không quân Trung Quốc (PLAAF) nói chuyến bay đã phá vỡ kỷ lục về các chuyến bay tầm xa của PLAAF, và ngạo mạn cho rằng Trung Quốc có khả năng điều máy bay tới quần đảo Trường Sa bất kỳ lúc nào.
Nhân sự kiện này, xin nhắc lại, là thành viên Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Tức là, Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Và ai cũng đều biết rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và phê chuẩn UNCLOS 1982. Về “biên giới do lịch sử” để lại và “quyền lịch sử”, theo UNCLOS 1982, một quốc gia khi đã trở thành thành viên chính thức thì phải tuyệt đối tuân thủ và phải sửa đổi tất cả các quy định đã ban hành trước khi có Công ước, nếu chúng không phù hợp với các quy định của Công ước.
Tuy nhiên, do Biển Đông có một vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng với Trung Quốc đó là mỗi năm, Trung Quốc có hơn 80% hàng hóa vận tải qua đường hàng hải. Trong đó, hơn 90% nguồn dầu mỏ Trung Quốc nhập khẩu đều qua Biển Đông. Trung Quốc không chỉ coi Biển Đông là mỏ vàng về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản đa dạng bậc nhất thế giới mà còn là con đường sinh mệnh, là yết hầu của quốc gia.
Vì thế, để thực hiện chủ trương độc chiếm Biển Đông, dùng Biển Đông làm bàn đạp vươn lên tranh giành vị trí siêu cường thế giới trong cuộc tranh chấp địa chính trị, địa – kinh tế, địa – chiến lược với Mỹ, Trung Quốc triển khai các hoạt động vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông, cũng như các quốc gia ngoài khu vực có quyền và lợi ích liên quan khác, bất chấp Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Thế nên, hành động mới nhất là việc Trung Quốc ‘đưa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trong Quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020’ chỉ là một trong những chuỗi hành động hiện thực hóa cho tham vọng của mình ở Biển Đông, tham vọng viết lại lịch sử biển. Đúng như một vị quan chức ngoại giao Trung Quốc từng gọi: “Phán quyết là tờ giấy – “just a piece of paper” được vứt vào thùng rác của lịch sử.”
Có thể nói, làm láng giềng với một gã hàng xóm mà tư tưởng và văn hóa bành trướng đã ăn vào máu, nên một cách vô thức, chúng ta cũng trở nên “khó nhằn” hơn. Trên thế giới hiện nay không có dân tộc nào hiểu người Trung Quốc, đối đầu nhiều với người Trung Quốc hơn dân tộc Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng ta hãy tin sách lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam luôn khéo léo, linh hoạt, cố gắng tối đa để giữ vững hòa bình, ổn định. Mặt khác vẫn “rũa vuốt, mài gươm”, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Đơn giản vì Việt Nam chắc chắn sẽ không để Trung Quốc “muốn làm gì thì làm” ở Biển Đông, nhất là những hành động đó xâm phạm lợi ích trực tiếp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam phản đối Trung Quốc triển khai máy bay ở Trường Sa
17:10, 06/08/2020
Chống lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một mình Mỹ chưa đủ!
05:00, 03/08/2020
“Cây gậy" và "củ cà rốt” trên Biển Đông
06:20, 05/08/2020
Điều gì đằng sau lập trường cứng rắn của Úc về Biển Đông?
07:00, 04/08/2020
Việt Nam nên ứng phó thế nào với xung đột trên Biển Đông?
07:10, 01/08/2020
Nước Mỹ hành động gì sau tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông?
06:58, 29/07/2020