Kinh doanh có trách nhiệm
Việc các hiệp hội doanh nghiệp ngành gỗ bắt tay cam kết cùng bảo vệ và phát triển rừng đã khơi dậy ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của cộng đồng doanh nhân Việt.
Trong bối cảnh người dân miền Trung chịu thiệt hại nặng nề từ sự “nổi giận” của thiên nhiên, các hiệp hội gỗ của Bình Dương (BIFA), Đồng Nai (DOWA), Bình Định (FPA), TP.HCM (HAWA), Thanh Hóa (THVifores) và các Chi hội Gỗ dán, Dăm gỗ vừa cùng nhau ký cam kết phát triển ngành gỗ Việt Nam bền vững và có trách nhiệm.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách ứng xử của doanh nghiệp ngành gỗ nói riêng và toàn xã hội nói chung với thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Ngành gỗ có vai trò gián tiếp, khi nguồn gỗ tự nhiên, bao gồm gỗ khai thác lậu và gỗ nhập khẩu từ vùng rủi ro cao, vẫn được tiêu thụ nội địa.
Hơn bao giờ hết, câu chuyện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, với thiên nhiên luôn tạo ra những giá trị trường tồn. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được coi như là một bản cam kết kinh doanh, minh bạch trong sản xuất và trong quá trình nâng cao thương hiệu.
Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là việc các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật mà còn là xu thế của thị thường hiện tại. Một trong những hành động đầu tiên để cụ thể hóa cam kết này là sự ra đời của quỹ "Việt Nam Xanh" vào ngày 1/12 sắp tới. Quỹ sẽ tài trợ trực tiếp và gián tiếp cho các dự án phát triển rừng trồng, bảo vệ đa dạng sinh học.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao ngành gỗ lại là tâm điểm của các vụ kiện về phòng vệ thương mại?
05:10, 27/07/2020
Cơ hội từ EVFTA: (Bài 2) “Cửa sáng” cho ngành gỗ Việt
11:00, 16/06/2020
EVFTA và cơ hội cho doanh nghiệp ngành gỗ
11:00, 02/06/2020
[NGÀNH GỖ VƯỢT “BÃO” COVID-19] Lấp “khoảng trống” thị trường nội địa
11:00, 24/04/2020
Xuất khẩu "đóng băng" doanh nghiệp ngành gỗ tận dụng "sân nhà"
15:50, 14/04/2020