Phương tiện cũ nát và vấn đề ô nhiễm không khí

SÔNG HÀN 05/01/2021 11:00

Chất lượng không khí ở Việt Nam ngày càng xấu đi một phần nguyên nhân là do ô nhiễm bụi, khí thải và phương tiện cũ nát đã được “điểm danh”.

Mới đây, trong văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải, Bộ này đề nghị Hà Nội, TP HCM thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường.

x

Nên thu hồi, loại bỏ những phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm không khí tại một số đô thị lớn, đặc biệt là TP Hà Nội và TP HCM có xu hướng gia tăng đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả kết hợp với yếu tố thời tiết bất lợi (nghịch nhiệt) trong giai đoạn giao mùa.

Một con số thông kê cho thấy, Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ, đăng ký trước năm 2000) và trên 730.000 ôtô, chưa kể các phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. Còn TP HCM, trong số 10 triệu xe tại thì có 8,5 triệu xe máy.

Các con số thống kê khác cũng cho thấy, 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại hàng ngày và mưu sinh với những canh cánh về nỗi lo tai nạn, tắc đường. Cũng theo các con số thống kê tại Việt Nam, tai nạn giao thông đối với người đi xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội thường có xu hướng tăng cao vào ban đêm và rạng sáng. Ảnh: BẢO Lam

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội thường có xu hướng tăng cao vào ban đêm và rạng sáng. Ảnh: Bảo Lam

Một vấn đề đáng quan tâm là, hiện nay ở Việt Nam, chất lượng không khí ngày càng xấu đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam thì ngày càng diễn biến phức tạp và ngày một gia tăng. 

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. Tổ chức Y thế  giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Việt Nam ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Mặc dù tỷ lệ người dân mắc ung thư cao và do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng theo ý kiến của các chuyên gia tỷ lệ ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng do yếu tố môi trường chiếm một tỷ lệ khá cao, trong đó có tác động từ khi thải từ các phương tiện giao thông.

Thực tế nói trên cho thấy rất nhiều vấn đề liên quan đến các phương tiện giao thông, trong đó có xe máy. Thế nhưng, việc kiểm soát khí thải từ các phương tiện cũ nát thì chưa có quy định cụ thể nào nhằm hạn chế việc xả thải ra môi trường. Vấn đề đo kiểm khí thải xe máy suốt nhiều năm không được thực hiện, cũng không có chính sách thúc đẩy để thực hiện đo kiểm khí thải xe máy. Chúng ta vẫn đang trong vòng luẩn quẩn và chưa có những quyết định dứt khoát.

Chính vì vậy, nhiều người tỏ ra đồng tình với Bộ Tài nguyên và Môi trường  về chủ trương thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành tại hai thành phố lớn. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng và có quy trình, hướng dẫn, tuyên truyền cụ thể cho nhân dân.

Theo đó, để làm được việc thu hồi và cấm lưu thông, các loại phương tiện cũ nát đòi hỏi chính quyền các cấp từ phường xã phải hết sức sát sao, tìm hiểu và vận động nhân dân hiểu được việc làm có giá trị nhân văn, để cùng với chính quyền các cấp thực hiện một cách triệt để.

Nghĩa là, chính quyền các cấp cần tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Vận động, tuyên truyền cho người dân trên diện rộng, mọi lúc, mọi nơi; Kêu gọi những mạnh thường quân trong xã hội ra tay cứu giúp, hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện để chuyển đổi phương tiện vì một môi trường xanh- sạch -đẹp; Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm việc tịch thu..v..v.

Có thể nói, việc thu hồi các phương tiện cũ nát, quá thời hạn sử dụng trong ngắn hạn có thể gây nên một số khó khăn cho những người dân không có điều kiện, song về dài hạn thì đây lại là giải pháp hiệu quả cho việc giữ gìn môi trường sống cho cộng đồng và xã hội, vì cuộc sống lâu dài của cộng đồng

Tức là, dù xe máy là phương tiện mưu sinh của người dân, nhưng đã đến lúc không thể đánh đổi môi trường không khí vì yếu tố mưu sinh.

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm thiểu ô nhiễm không khí: Cần chiến lược dài hơi!

    05:00, 11/12/2020

  • Xử lý ô nhiễm không khí: Kỳ vọng vào Luật Bảo vệ Môi trường!

    09:19, 10/11/2020

  • Ô nhiễm không khí: “Thủ phạm” làm tăng số ca tử vong vì COVID-19

    05:00, 06/08/2020

  • Hà Nội lại vào top "10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới"

    10:05, 28/07/2020

  • HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ: Rửa đường có giảm được ô nhiễm?

    05:32, 09/06/2020

  • [HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ] Cần luật hóa việc cấm đốt ngoài trời

    11:12, 25/02/2020

  • [HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ] Nguy hiểm không kém COVID-19

    11:00, 28/02/2020

  • [HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ] Lại vào "top” ô nhiễm nhất thế giới!

    11:00, 28/04/2020

SÔNG HÀN