Mỹ "hợp lực" hải quân để "kìm chân" Trung Quốc ở Biển Đông

LAM SONG 13/01/2021 05:00

Mỹ vừa đề ra chiến lược mới để tích hợp các lực lượng trên biển, gồm cả lực lượng tuần duyên, nhằm đối phó với hiện diện gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill ngày 29/4 thực hiện sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill ngày 29/4 thực hiện sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trong chiến lược chiến tranh trên biển đề ra cho thập kỷ tới mà Mỹ vừa công bố, ba lực lượng gồm Hải quân, Thuỷ quân lục chiến và Tuần duyên Mỹ cùng tạo nên “sức mạnh hàng hải tích hợp trên mọi vùng biển” và kêu gọi tăng cường các liên minh trên biển.

Chiến lược này nhằm đáp trả mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc với tham vọng bành trướng ở biển Đông.

Đây là lần đầu tiên một tài liệu như vậy được công bố kể từ năm 2015. Tài liệu lưu ý rằng các lực lượng Mỹ cần phải hợp tác ngay hôm nay để chuẩn bị cho một cuộc chiến cấp cao với Trung Quốc nhưng quan trọng không kém, họ cần một chiến lược và các công cụ phù hợp để chống lại sự cạnh tranh hàng ngày, được gọi là "chiến lược vùng xám" mà Trung Quốc đang tiến hành.

Theo tài liệu chiến lược của Mỹ, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng quân sự và dân sự, hỗ trợ lực lượng hải quân ngụy trang thành tàu dân sự, quân sự hóa các đảo tranh chấp ở biển Đông, xây dựng khả năng tác chiến chiến lược, vũ trụ, không gian mạng, điện tử và tâm lý chiến tranh và gây áp lực kinh tế cho các nước nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần ở nước ngoài và thiết lập cơ sở hạ tầng tại các vị trí hàng hải chiến lược. Những hoạt động này đã diễn ra trong nhiều năm nhưng các lực lượng Mỹ chưa lên tiếng hoặc chống lại mạnh mẽ.

"Ưu thế trên biển là chiến lược hàng hải gồm 3 lực lượng tập trung vào Trung Quốc và Nga, hai mối đe dọa đáng kể nhất đối với kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Chúng ta ưu tiên cạnh tranh với Trung Quốc do sức mạnh kinh tế, quân sự ngày càng tăng, tính hiếu chiến ngày càng tăng, tham vọng thống trị các vùng biển trong khu vực và lập lại trật tự quốc tế có lợi cho Trung Quốc. Cho đến khi Trung Quốc chọn cách hành xử như một bên liên quan có trách nhiệm thay vì dùng quyền lực để tăng thêm lợi ích riêng thì Trung Quốc vẫn là mối đe dọa toàn diện nhất đối với Mỹ, các đồng minh của Mỹ và tất cả các quốc gia ủng hộ một hệ thống tự do và mở". - Tài liệu đặt vấn đề.

Tàu tuần duyên Mỹ USCGC Bertholf tập trận cùng lực lượng Philippines ở Biển Đông vào tháng 5.2019. Ảnh: AFP

Tàu tuần duyên Mỹ USCGC Bertholf tập trận cùng lực lượng Philippines ở Biển Đông vào tháng 5.2019. Ảnh: AFP

Tài liệu cho rằng Trung Quốc tìm cách làm xói mòn sự quản trị hàng hải thế giới, từ chối tiếp cận các trung tâm hậu cần truyền thống, cản trở tự do trên biển, kiểm soát việc sử dụng các vị trí trọng yếu, ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào các tranh chấp khu vực và thay thế vị trí của Mỹ với vai trò như một đối tác được các quốc gia khác yêu thích hơn trên thế giới. Tài liệu cũng cảnh báo Hải quân Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn Mỹ và có thể mở rộng nhanh hơn nữa trong thời chiến do năng lực sản xuất lớn hơn Mỹ cộng với hạm đội tập trung ở Tây Thái Bình Dương.

Chính vì thế, Mỹ đặt ra mục tiêu quân đội Mỹ phải thay đổi phù hợp, bao gồm việc tích hợp 3 lực lượng hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để ứng phó các thách thức mới.

Bình luận về chiến lược mới kể trên, chuẩn đô đốc Jay Bynum, Giám đốc phòng nghiên cứu chiến tranh N72, thuộc Văn phòng Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, điều này đồng nghĩa các tàu chiến Mỹ trong tương lai sẽ phản ứng nhanh chóng và quyết liệt hơn. "Trước đây, cách xử lý của chúng tôi là giảm leo thang. Chúng tôi sẽ từ bỏ chiến lược này và giảm thiểu rủi ro trong những lần chạm trán đó", ông Jay Bynum nói và chỉ ra rằng hải quân Mỹ có thể "nhường sân" cho tuần duyên và thủy quân lục chiến trong các hoạt động như vậy.

Trong kế hoạch của mình, hải quân Mỹ cũng sẽ hiện diện nhiều hơn ở Thái Bình Dương, nơi lực lượng này sẽ "phát hiện và ghi nhận các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đánh cắp tài nguyên và xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác". "Chiến lược này chi tiết hóa chỉ đạo của các tư lệnh quân chủng. Đó là tín hiệu mạnh mẽ thể hiện sự ủng hộ với lực lượng của chúng tôi cũng như đồng minh và đối tác, đồng thời là lời cảnh báo cho bất cứ ai sẽ là đối thủ của Mỹ", Bộ trưởng Hải quân Mỹ Kenneth Braithwaite nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2021?

    05:00, 04/01/2021

  • Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông: Quan chức Úc nói gì?

    05:00, 22/12/2020

  • Tổ chức tập trận ở Biển Đông: Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

    05:00, 15/12/2020

  • Mỹ tiếp tục kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông

    04:00, 11/12/2020

  • Chính sách của ông Biden ở Biển Đông sẽ như thế nào?

    05:00, 09/12/2020

  • Trung Quốc xây làng và đưa chiến lược Biển Đông đến Himalaya

    05:00, 30/11/2020

  • Biển Đông - "phép thử" chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia

    14:04, 16/11/2020

  • Dù Biển Đông có dậy sóng!

    06:00, 15/11/2020

  • Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc, Philippines “đồng sàng dị mộng”

    06:00, 30/09/2020

  • Việt Nam hoan nghênh châu Âu giải quyết vấn đề Biển Đông theo UNCLOS

    04:30, 02/10/2020

LAM SONG