Càng lấn sâu vào Biển Đông, Trung Quốc sẽ càng bất lợi (Bài 2)
Xét về cả lịch sử, về cả quân sự và những gì đã, đang diễn ra cho thấy, việc Trung Quốc càng lấn sâu vào Biển Đông thì sẽ càng bất lợi.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa thông tin trong Bài 1, những tháng đầu năm 2021, Biển Đông đã tục thu hút sự quan tâm chú ý cùng những phản ứng mạnh mẽ của dư luận thế giới do Trung Quốc tiếp tục xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa.
Mới đây nhất, hình ảnh vệ tinh đã tố cáo Trung Quốc tiếp tục xây dựng trái phép ở quần đảo này.
Cụ thể, theo hình ảnh vệ tinh ghi được, Trung Quốc đã bí mật xây dựng trái phép nhiều cấu trúc mới trên đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh được Công ty công nghệ Simularity ở Mỹ công bố hôm 16/2 cho thấy các diễn biến mới trên đá Vành Khăn từ năm 2020 đến đầu năm 2021 trong bối cảnh COVID-19 đang hoành hành khắp thế giới.
Theo phát hiện từ công ty này, đã có nhiều thay đổi ở 7 địa điểm trên Đá Vành Khăn. Theo đó, các ảnh chụp tại một khu vực được đánh dấu là Khu 1 cho thấy đây là khu vực trống vào 7/5/2020. Tuy nhiên, tới 4/2/2021, ảnh chụp vệ tinh cho thấy việc xây dựng một cấu trúc hình trụ kiên cố có đường kính 16m được cho là bắt đầu kể từ đầu tháng 12/2020. Đây dường như là một cấu trúc trụ tháp ăng ten.
Còn tại khu vực được đánh dấu là Khu 2, ảnh chụp từ vệ tinh của Simularity cho thấy, một cấu trúc vòm lớn mới cùng cấu trúc radar cố định đã xuất hiện và không có ở đó 1 năm trước. Tương tự, các khu vực được đánh dấu là Khu 4 và Khu 7, cách đây một năm có một cấu trúc hình chữ nhật thì hiện nay đã được dọn sạch kể từ ngày 4/2/2021. Tại khu vực được đánh dấu là Khu 5 và Khu 6 có một số hoạt động xây dựng mới.
Những hành động nói trên của Trung Quốc đã gây ra những quan ngại sâu sắc và phản ứng mạnh mẽ từ Việt Nam, các nước trong khu vực và quốc tế. Dư luận cho rằng đây là động thái cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục thúc đẩy kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu chiếm trọn Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế.
Nhìn nhận về vấn đề này, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Nhã cho rằng, hành động cải tạo, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam đã thể hiện rõ mưu đồ bá quyền của nước này. Và việc biến các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam thành các căn cứ quân sự là vô cùng nguy hiểm. Nó thể hiện rõ bản chất của Trung Quốc và âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước này.
Tuy nhiên, ông Nhã cho rằng, Việt Nam không lo sợ trước hành động của Trung Quốc bởi nếu có biến động xảy ra ở Biển Đông thì không bên nào có lợi nhưng quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất chắc chắn là Trung Quốc. Bởi Biển Đông là khu vực giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới nên không ai chấp nhận những hành động ngang ngược ở đây cả. Sự vào cuộc với những hành động tích cực của Mỹ hay sự lên tiếng mạnh mẽ của Ấn Độ đã cho thấy rõ điều đó.
Theo phân tích của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Nhã, với Trung Quốc, Biển Đông rất quan trọng khi đây là con đường hàng hải mà hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đều đi qua. Vì vậy, Trung Quốc rất muốn giữ ổn định ở đây để phát triển. Và việc gây thêm căng thẳng để kéo đến đụng độ, thậm chí xung đột sẽ càng có hại cho nước này. Thiệt hại đó, không chỉ về kinh tế mà lớn hơn là về chính trị, tầm của Trung Quốc sẽ càng bị đánh giá thấp trên trường quốc tế. Còn Việt Nam chúng ta có thế mạnh là sự thật pháp lý chứng tỏ chủ quyền của chúng ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu chúng ta không sợ" nữa thì chắc chắn Trung Quốc không dám lấn tới.
Vẫn theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Nhã, Biển Đông là một khu vực giàu tài nguyên, nhất là dầu khí, thủy sản... và hơn cả là vị trí chiến lược của vùng biển này được đánh giá là vô cùng quan trọng, đường trung chuyển của thế giới. Muốn bành trướng, muốn trở thành siêu cường thì Trung Quốc phải thực hiện bằng được mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Tuy nhiên, theo ông Nhã, xét về cả lịch sử, về cả quân sự và những gì đã, đang diễn ra cho thấy, việc Trung Quốc càng lấn sâu vào Biển Đông thì sẽ càng bất lợi. Bởi Mỹ và các nước có liên quan trong khu vực, trên thế giới sẽ không bao giờ ngồi nhìn để Trung Quốc ngang ngược. Và khi xung đột có xảy ra thì thiệt hại sẽ rơi về Trung Quốc phần nhiều nhất. Các đảo mà họ cải tạo, xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam chính là những điểm đầu tiên chịu hậu quả.
Trong tình hình như hiện nay, ông Nhã cho rằng, "chúng ta vừa phải tận dụng thời cơ là sự lên tiếng của cộng đồng thế giới phản đối những hành động phi lý của Trung Quốc, đồng thời, phải quảng bá nhiều hơn, rộng hơn về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Nhất là với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cùng với đó là phát huy bài học đoàn kết toàn dân tộc trong và ngoài nước. Khi có được sức mạnh toàn ân thì chúng ta sẽ không sợ bất cứ kẻ nào dù ngang ngược đến đâu".
Cho ý kiến về vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Tư lệnh quân khu 4 cho rằng, những hành động ngang ngược của Trung Quốc cho thấy, dường như nước này đang muốn có thêm một “Trung Quốc nhỏ” ngoài biển để khống chế Biển Đông. "Do đó, chúng ta phải cứng rắn, kiên quyết bền bỉ đấu tranh giữ cho bằng được những thứ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta vẫn phải đấu tranh trong hòa bình nhưng kết hợp từ nhiều sức mạnh khác nhau. Và chắc chắn Mỹ, Nhật, các nước Đông Nam Á có thể sẽ giúp Việt Nam và giúp chính họ trước sự bành trướng của Trung Quốc", tướng Thước nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam có thể làm gì ở Biển Đông?
06:32, 05/02/2021
Mỹ nhấn mạnh lập trường cứng rắn với Trung Quốc tại Biển Đông
06:00, 29/01/2021
Trung Quốc “chơi rắn” trên Biển Đông, thử thách đầu tiên với J. Biden!
11:05, 25/01/2021
Cuộc chiến công hàm ở Biển Đông: Nhật Bản phản đối lập trường ngang ngược của Trung Quốc
02:02, 21/01/2021
Mỹ "hợp lực" hải quân để "kìm chân" Trung Quốc ở Biển Đông
05:00, 13/01/2021
Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông: Quan chức Úc nói gì?
05:00, 22/12/2020
Tổ chức tập trận ở Biển Đông: Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?
05:00, 15/12/2020
Mỹ tiếp tục kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông
04:00, 11/12/2020
Chính sách của ông Biden ở Biển Đông sẽ như thế nào?
05:00, 09/12/2020
Trung Quốc xây làng và đưa chiến lược Biển Đông đến Himalaya
05:00, 30/11/2020
Biển Đông - "phép thử" chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia
14:04, 16/11/2020
Dù Biển Đông có dậy sóng!
06:00, 15/11/2020
Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc, Philippines “đồng sàng dị mộng”
06:00, 30/09/2020
Gác tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc: Philippines đang bị "dắt mũi"?
14:31, 29/09/2020