Mỹ, G7 và hứa hẹn vàng son trở lại?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/02/2021 06:05

Cựu Tổng thống D. Trump từng nhận xét đắng đót về G7: “là tổ chức nói nhiều làm ít, chẳng mang lại lợi ích gì cho nước Mỹ”.

Tổng thống Joe Biden tham dự cuộc họp trực tuyến nhóm G7

Tổng thống Joe Biden tham dự cuộc họp trực tuyến nhóm G7

Hơn 2 thập kỷ trước G7 - tổ chức gồm 7 quốc gia có nền đại công nghiêp tiên tiến nhất thế giới là cái tên nổi đình nổi đám trong mọi hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu.

Ra đời sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, G7 thoạt đầu chỉ là “bàn tròn” thảo luận vượt qua vấn đề thiếu năng lượng, sau đó là tìm cách đối trọng với OPEC, tham gia và có vai trò quyết định trong các vấn đề quốc tế, trước hết là các vấn đề kinh tế, thương mại chung.

Suốt nhiều chục năm tổ chức này tạo ra tiếng nói nhất quán, vô đối của các siêu cường, thậm chí quan trọng hơn cả WTO. Ví dụ như cô lập kinh tế Nga sau sự kiện Crimea hồi 2014, xóa nợ cho 45 nước nghèo,...

Khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy từ năm 2000, G7 mất dần vai trò là cơ quan thiết kế chính sách kinh tế toàn cầu, ngày càng có nhiều quốc gia xem Trung Quốc là đối tác trọng yếu.

Mặt khác, con đường, mô hình phát triển của Trung Quốc đã làm tất cả choáng ngợp, có nhiều thứ hấp dẫn ở đất nước khổng lồ này kích thích tìm hiểu, khám phá và sao chép. Từ đó tiếng nói của G7 không còn là “kim chỉ nam”.

Ngược lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc, kinh tế các nước thành viên G7 như Nhật, Pháp, Anh, Canada, Ý có dấu hiệu chững lại, một số tín hiệu khủng hoảng cục bộ đã xuất hiện tại Ý, Pháp.

G7 tỏ ra bất lực trước bài toán vỡ nợ hàng loạt ở châu Âu, ngay cả những nền đại công nghiệp lâu đời như Ý, Anh, Pháp đã mắc nợ vượt quá GDP. Ví dụ như Rome phải bắt tay với Trung Quốc để được rót vốn vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Không chỉ là G7 mà rất nhiều các tổ chức đa phương như WTO, EU,… dường như không theo kịp các diễn biến của xu hướng toàn cầu mới, ví dụ như bảo hộ thương mại, chống vi phạm sở hữu trí tuệ, ngăn chặn xung đột thương mại, cách mạng 4.0.

Kể từ năm 2016, khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, số phận của các tổ chức quốc tế bị đe dọa nghiêm trọng, không ít trong số đó bị tê liệt do Washington theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết”.

Tổng thống Joe Biden đang cho thấy mình là người đàn ông của toàn cầu hóa bằng việc nối lại quan hệ với các tổ chức toàn cầu. Mới đây ông chủ Nhà trắng đã tham dự cuộc họp trực tuyến với các thành viên G7 - điều mà người tiền nhiệm của ông không bao giờ đếm xỉa đến!

Đây là chỉ dấu báo hiệu Nhà trắng cực kỳ coi trọng mối quan hệ với đồng minh châu Âu, thông qua mạng lưới đồng minh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Liệu sự trở lại của G7 trong bối cảnh này có tác dụng gì?

Liệu sự trở lại của G7 trong bối cảnh này có tác dụng gì?

Vậy, điều gì xảy ra nếu G7 trở lại? Tất nhiên điều này còn phụ thuộc Mỹ và G7 có lợi hại hơn xưa hay không! E rằng khó, bởi bối cảnh hiện nay đã khác, trung tâm tăng trưởng kinh tế đang dịch chuyển về châu Á - Thái Bình Dương; vai trò, vị trí của Trung Quốc đã quá quan trọng với phần còn lại.

Tổng thống Biden tỏ ra coi trọng G7 vì muốn dùng việc này để chứng tỏ khác biệt với người tiền nhiệm và để chứng minh là nghĩ thật làm thật với chủ trương đưa “Nước Mỹ trở lại”.

Đấy là liệu pháp mang tính chất tâm lý chính trị nhiều hơn là hiệu quả kinh tế, vì ai cũng biết rằng, nội bộ các thành viên lúc này có quá nhiều việc phải giải quyết trước khi nghĩ đến chuyện gây ảnh hưởng bên ngoài.

Các thành viên ở châu Âu đang vật lộn với dịch COVID-19, EU mất đoàn kết nghiêm trọng, và chẳng phải chỉ có mỗi G7 mà còn G20 và các Hiệp định Thương mại kiểu mới mà ở đó có thể bàn về tất cả mọi lĩnh vực chứ chẳng riêng gì kinh tế.

Thực sự không hề sai khi ông Trump nhận xét đắng đót về G7: “là tổ chức nói nhiều làm ít, chẳng mang lại lợi ích gì cho nước Mỹ”.

Có thể bạn quan tâm

  • Toan tính của Mỹ với G7 mở rộng

    Toan tính của Mỹ với G7 mở rộng

    11:00, 06/06/2020

  • Đằng sau quyết định trì hoãn Hội nghị G7 của D.Trump

    Đằng sau quyết định trì hoãn Hội nghị G7 của D.Trump

    05:58, 03/06/2020

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 3 điểm nhấn chiến lược tại G7 mở rộng

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 3 điểm nhấn chiến lược tại G7 mở rộng

    06:15, 12/06/2018

  • Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc với nhiều mâu thuẫn

    Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc với nhiều mâu thuẫn

    07:15, 10/06/2018

  • Sáng kiến của Việt Nam tại Hội nghị G7 mở rộng được đánh giá cao

    Sáng kiến của Việt Nam tại Hội nghị G7 mở rộng được đánh giá cao

    10:19, 10/06/2018

  • Thượng đỉnh G7 kỳ này có đạt được tuyên bố chung?

    Thượng đỉnh G7 kỳ này có đạt được tuyên bố chung?

    01:30, 10/06/2018

  • "Những gì Tổng thống Mỹ đang truyền tải cho thấy G7 sẽ trở thành G6+1"

    10:24, 09/06/2018

TRƯƠNG KHẮC TRÀ