Trung Quốc tham vọng định hình trật tự mới cho thế giới
Năm 2021 có thể sẽ chứng kiến những nỗ lực hơn nữa của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng trong hệ thống LHQ với số lượng thay đổi lãnh đạo sắp tới tại các cơ quan quan trọng của tổ chức này.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc vừa qua đã thông quy Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn 2035 với nhiều mục tiêu thúc đẩy luật chơi mới.
Những mục tiêu này bắt nguồn từ nhận thức mới của lãnh đạo Trung Quốc về tình hình trong nước và những thay đổi của tình hình quốc tế.
Thúc đẩy các lợi ích địa chính trị
Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình trên các khu vực và địa lý cũ và mới. Cách tiếp cận đầu tư “không ràng buộc” của Trung Quốc, cùng với các phần của mô hình quản trị chuyên chế, đã chứng tỏ sức hấp dẫn đối với một số quốc gia trong khu vực Trung – Đông Âu. Trung Quốc đã đề xuất với châu Âu khái niệm “quan hệ quốc tế kiểu mới”. Qua đó, quốc gia này muốn dẫn dắt “cải cách” hệ thống quản trị toàn cầu, đặt ra thách thức trực tiếp đối với kiểu chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa đa phương mà đại đa số các nước thuộc OECD cam kết thực hiện.
Gia tăng ảnh hưởng tại các tổ chức quốc tế
Sau khi đã thể hiện ảnh hưởng đáng kể và khác biệt tại nhiều định chế toàn cầu như WHO, LHQ... bằng cách “kể câu chuyện của Trung Quốc”, quốc gia này tạo ra tâm lý và thông tin có lợi cho mình tại các diễn đàn đa phương. Mục đích của các hoạt động này không chỉ là thay đổi nhận thức về Trung Quốc, mà còn tạo ra một nhận thức về Trung Quốc theo định hướng được vạch sẵn.
Năm 2021 có thể sẽ chứng kiến những nỗ lực hơn nữa của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng trong hệ thống LHQ với số lượng thay đổi lãnh đạo sắp tới tại các cơ quan quan trọng của tổ chức này. Trung Quốc sẽ không bỏ qua cơ hội này để xây dựng liên minh các nước đang phát triển và có cùng chí hướng để tiếp tục đóng vai trò chính trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu trong các lĩnh vực từ an ninh mạng, vận tải đến viễn thông và nông nghiệp.
Cung cấp hàng hóa công toàn cầu
Đây là một thử nghiệm hoàn toàn mới của Trung Quốc trong vai trò “cường quốc”. Với nguyên tắc trung lập, Trung Quốc vẫn thể hiện mình là quốc gia né tránh các nghĩa vụ quốc tế nhưng dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thể hiện một vai trò chủ động hơn nhiều. Trong giai đoạn xảy ra COVID-19, Trung Quốc đã hướng đến hai nhóm hàng hóa công quan trọng là (i) cơ sở hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe và (ii) chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Trung Quốc đã tăng cường vai trò của mình trong WHO và lấy nhãn hiệu “Con đường tơ lụa Y tế” để thể hiện vai trò của mình trong các ứng phó toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng.
Bảo vệ toàn vẹn chuỗi cung ứng
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên các quốc gia bằng cách quản lý chặt chẽ sự phụ thuộc của các nền kinh tế khác vào chuỗi cung ứng hoàn bị đã được thiết lập tại Trung Quốc. Nhìn vào cách Trung Quốc phản ứng với thương chiến Mỹ - Trung, chúng ta có thể thấy được nỗ lực của Trung Quốc trong việc giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ sự toàn vẹn của chuỗi cung ứng và gây áp lực để các nước khác không thay đổi chuỗi này. Trung Quốc đã tích hợp theo chiều dọc các chuỗi cung ứng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào đầu vào và công nghệ sản xuất nước ngoài.
“Vũ khí” mới: Công nghệ và y tế
Sau giai đoạn tham gia và điều chỉnh luật chơi trong các định chế quốc tế trước đây, sang giai đoạn mới này, Trung Quốc đã bắt đầu hướng đến thiết lập luật chơi mang tính khu vực và cố gắng thúc đẩy chúng ở mức toàn cầu. Tham vọng này không thúc đẩy ngay bằng sức mạnh quân sự/an ninh mà bằng công nghệ và y tế.
Về công nghệ, nhiều chuyên gia cho rằng mặt trận mới giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là về thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho các công nghệ mới. Trung Quốc đã không giấu giếm tham vọng sẽ công bố một chương trình về thiết lập “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035” cho các lĩnh vực công nghệ mới mà nhiều nước đang cạnh tranh nhau – như công nghệ 5G.
Tháng 1/2021, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) đã công bố bản giải thích chi tiết về kế hoạch hành động 3 năm về phát triển nền tảng Internet công nghiệp. Kế hoạch này bao gồm: (i) Thúc đẩy ứng dụng các nhà máy được kết nối 5G trong sản xuất; (ii) Tạo một hệ thống tiêu chuẩn cho Internet công nghiệp: (iii) Thiết lập cơ chế hợp tác và trao đổi Internet công nghiệp với EU và các quốc gia nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Về y tế, kể từ lời cam kết của ông Tập Cận Bình vào tháng 5/2020 về cung cấp vaccine cho các quốc gia, Bắc Kinh đã thêm từ “ở mức giá hợp lý và công bằng” vào lời đề nghị của họ. Cũng như mọi thứ khác mà Bắc Kinh quảng bá như một hàng hóa công cộng, bao gồm cả các dự án BRI, việc phát triển vaccine sẽ ưu tiên của các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có vị trí tốt hơn Mỹ để đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu về tiêm chủng cho thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 2)
06:10, 16/03/2021
Biểu tình thử thách mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar
05:08, 16/03/2021
Mỹ liên thủ loại Trung Quốc khỏi chuỗi công nghệ chip
11:26, 15/03/2021
Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 1)
06:20, 15/03/2021
Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 1)
18:56, 14/03/2021
Mỹ thắt chặt hợp tác cùng đồng minh đối phó với Trung Quốc
05:17, 14/03/2021
Trung Quốc, Nga bắt tay xây trạm nghiên cứu trên Mặt trăng
13:58, 12/03/2021
Trung Quốc làm "nóng" cạnh tranh quyền lực tại Bắc Cực
11:00, 10/03/2021
Trung Quốc 2021: Tham vọng lớn (Bài 2)
06:35, 10/03/2021
Trung Quốc lại “đun sôi” Biển Đông
05:27, 10/03/2021
Trung Quốc 2021: Tham vọng lớn (Bài 1)
07:15, 09/03/2021
Mỹ dùng đồng minh ngăn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
05:00, 09/03/2021