VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Từ sức mạnh nội lực đến khát vọng Việt Nam 2045
Nghị quyết Đại hội XIII đã đưa ra những mục tiêu, tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI.
Cụ thể: Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong đó có nêu vấn đề trọng tâm là cần phát triển và khai thác hiệu suất nguồn Vốn con Người làm động lực hỗ trợ cho mục tiêu phát triển của nền kinh tế.
Để hiện thực hóa các mục tiêu theo nghị quyết XIII đã đề ra, chúng ta cần đưa những giải pháp mang tính cách mạng nhằm khai thác phát huy sức mạnh tổng hợp từ nội lực của nền kinh tế cùng sự đồng lòng quyết tâm lớn từ bộ máy chính trị các cấp.
Vốn vô hình quốc gia, NIC, và các nhóm chỉ số (Nguồn hình: từ Internet)
Trong thập kỷ qua với những tiến bộ của khoa học công nghệ đã sản sinh ra hàng loạt các mô hình kinh doanh mới giải quyết và đóng góp nhiều giá trị vào mọi mặt của đời sống xã hội, một bối cảnh kinh tế mới đã và đang hình thành, dựa trên Vốn vô hình và sự phát triển theo hướng tri thức.
Vốn trí tuệ đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như giới quản trị cả trong khu vực công và tư nhân. Trong đó Vốn vô hình Quốc gia (National Intangible Capital - NIC) là một thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tăng trưởng của các quốc gia, trong đó yếu tố Vốn con Người có vai trò quan trọng đối với quá trình này. Bao gồm các chỉ số đa dạng để lập bản đồ và định hướng vị trí, hướng quỹ đạo và tốc độ đổi mới của quốc gia.
Kết quả đo lường NIC cho thấy Vốn vô hình Quốc gia góp phần ảnh hưởng lớn đến GDP và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Như các Quốc gia có thành tích hàng đầu trên NIC trong những thập kỷ gần đây bao gồm Hoa Kỳ, các nước Bắc Âu cũng như Singapore và Thụy Sĩ.
Hiệu suất sử dụng Vốn vô hình của một số Quốc gia (NIC - National IC Performance 2014) (Nguồn hình: từ Internet)
Đi vào bàn các vấn đề về vốn vô hình Quốc gia bao gồm bốn khía cạnh cơ bản với 48 chỉ tiêu thống kê: Vốn con người (kỹ năng và giáo dục), Vốn thị trường (sức hấp dẫn kinh doanh), Vốn quy trình (chức năng xã hội), và Vốn kiến tạo (đào tạo và nâng cao kiến thức). Thông qua tác động qua lại lẫn nhau, các yếu tố vốn vô hình này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Các giá trị của chỉ số NIC như một thước đo cho lượng tiềm năng NIC của quốc gia nằm trong nguồn vốn vô hình quốc gia đó. Vốn vô hình quốc gia NIC bao gồm bốn khía cạnh cơ bản theo mô hình của Edvinsson & Malone (1997). Mô hình này đã được phát triển thêm, hiện bao gồm 48 chỉ số khác nhau đại diện cho bốn loại NIC chính gồm: Vốn con người: Năng lực và khả năng của dân số một nước; Vốn thị trường: Sức hấp dẫn kinh doanh toàn cầu của quốc gia; Vốn quy trình: Chức năng hoạt động của quốc gia; Vốn kiến tạo: Năng lực sáng tạo, khai thác và đổi mới tri thức.
Tác động kinh tế của NIC trong việc hình thành GDP tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của GDP, tức là GDP phụ thuộc vào và được tạo ra bằng cách sử dụng NIC.
Hiệu quả của NIC tính theo tỷ lệ đầu ra/ đầu vào, tức là tỷ lệ phần trăm tác động trong GDP trên chi phí đầu vào tính theo tỷ lệ phần trăm GDP.
Các nhóm thành phần của vốn vô hình bao gồm: Vốn con người, Vốn thị trường (mạng lưới), Vốn quy trình (cơ sở hạ tầng) và Vốn kiến tạo (đổi mới). (Nguồn hình: từ Internet)
Thông qua tương tác năng động với Nguồn vốn tài chính, các yếu tố này của vốn vô hình ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Vốn con người đóng góp 26% trong giá trị tăng trưởng.
Năng lực và khả năng của con người: lao động có tay nghề cao, đào tạo nhân viên, giáo dục trung học cho đến khi nhập học, tỷ lệ học sinh - giáo viên, chi tiêu công cho giáo dục, dân số 15-64 tuổi, kỹ sư có trình độ, học sinh Hiệu suất PISA, chỉ số Phát triển Con người, bình đẳng giới, số năm giáo dục, các nhà nghiên cứu và phát triển.
Vốn thị trường đóng góp 18% trong giá trị tăng trưởng.
Sự hấp dẫn kinh doanh toàn cầu: khuyến khích thuế doanh nghiệp, liên doanh xuyên biên giới, văn hóa cởi mở, tính minh bạch của các chính sách của chính phủ, hình ảnh đất nước, vốn sẵn có, tỷ lệ thương mại trên GDP, xuất khẩu + nhập khẩu, tài khoản vãng lai cân đối % GDP, dòng vốn đầu tư % GDP, xếp hạng tín dụng quốc gia, rủi ro đầu tư, chỉ số toàn cầu hóa.
Vốn quy trình đóng góp 23% trong giá trị tăng trưởng.
Chức năng hoạt động của quốc gia: môi trường cạnh tranh kinh doanh, hiệu quả của chính phủ, máy tính bình quân đầu người + Thuê bao di động, thuê bao Internet + Thuê bao băng thông rộng, thuận tiện thành lập doanh nghiệp mới + ngày thành lập, hiệu quả phân phối hàng hóa và dịch vụ, năng suất chung, tỷ lệ thất nghiệp + Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên, lạm phát giá tiêu dùng, sức khỏe và môi trường, tham nhũng, tự do ngôn luận.
Vốn kiến tạo đóng góp 33% trong giá trị tăng trưởng.
Năng lực sáng tạo, khai thác và đổi mới tri thức: chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển kinh doanh, nghiên cứu cơ bản, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển/GDP, kinh phí nghiên cứu và phát triển trên đầu người, bảo vệ quyền SHTT, bằng sáng chế tiện ích/chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, hợp tác giữa các tập đoàn và trường đại học, bài báo khoa học, bằng sáng chế bình quân đầu người, tinh thần kinh doanh, phát triển và ứng dụng công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Các biến số liên quan đến vốn tài chính.
GDP bình quân đầu người theo PPP thặng dư/thâm hụt của chính phủ % GDP, tỷ lệ tăng trưởng thực tế của chính phủ %, nợ nước ngoài % GDP, chính phủ và doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất dài hạn, lãi suất nợ dài hạn của chính phủ, quốc gia, tổng vốn cố định hình thành trên đầu người, hình thành vốn trên thị trường chứng khoán tính theo % GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào % GDP, FDI ra ngoài % GDP, giá trị tài nguyên/dịch vụ tài chính và thiên nhiên đặc biệt, xuất - nhập khẩu tính theo % GDP.
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, định hướng trong 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hoá khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
Theo đó dựa vào kết quả nghiên cứu trên cho thấy ngoài việc quan tâm phát triển Vốn con người chiếm 26% trong giá trị gia tăng chung của các thành phần, thì cũng cần các giải pháp phát triển đồng bộ nhóm chỉ tiêu còn lại mới phát huy hiệu quả toàn diện của nền kinh tế đó là: Vốn thị trường (đóng góp 18% trong giá trị tăng trưởng); Vốn quy trình (đóng góp 23% trong giá trị tăng trưởng); Vốn kiến tạo (đóng góp 33% trong giá trị tăng trưởng).
Nhận dạng kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tiền cất cánh. Đặc điểm giai đoạn này nền kinh tế tăng trưởng thông qua đầu tư dựa vào các “Lợi thế So sánh tĩnh” là chủ yếu như: Nhân công giá rẻ, mặt bằng, đất đai, nhà xưởng… Những lợi thế này chỉ còn khoảng 10 đến 15 năm đạt tới đỉnh của thời kỳ dân số vàng.
Để làm tiền đề tạo xung lực cho nền kinh tế chuyển qua giai đoạn cất cánh thành công, thì ngay từ bây giờ phải có định hướng xây dựng các “Lợi thế So sánh động” như: Phải xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng vai trò như “lĩnh vực đầu tàu”. Một khi “lĩnh vực đầu tàu” này tăng nhanh thì quá trình tăng trưởng tự xuất hiện, nguồn lực xã hội được giải phóng.
Tăng trưởng đem lại lợi nhuận; lợi nhuận được tái đầu tư, tư bản, năng suất và thu nhập tính theo đầu người tăng vọt. Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 - 30 năm. Để hỗ trợ cho quá trình này cần có chiến lược ưu tiên nguồn lực đầu tư vào bốn lĩnh vực then chốt tham gia vào quá trình kiến tạo Vốn vô hình Quốc gia (National intangible capital - NIC) là: Vốn con người: Năng lực và khả năng của dân số; Vốn thị trường: Sức hấp dẫn kinh doanh toàn cầu của quốc gia; Vốn quy trình: Chức năng hoạt động của quốc gia; Vốn kiến tạo: Năng lực sáng tạo, khai thác và đổi mới tri thức.
Mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng khóa XIII thì từ nay đến năm 2045 chỉ còn 24 năm nữa để thực hiện các mục tiêu đã đề ra là trở thành nước phát triển, thu nhập cao, đồng thời cũng là dấu mốc đất nước chúng ta kỉ niệm 100 năm thành lập nước do đó, ngay từ bây giờ cần phải hoạch định Vốn vô hình Quốc gia là một trong những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhằm khai thác chiều sâu hiệu suất sử dụng tài sản Quốc gia, qua đó phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực quốc gia góp phần tăng trưởng chung của nền kinh tế đi tới kết quả thắng lợi toàn diện, kiến tạo nên một nước Việt Nam Hùng cường.
Yếu tố tiên quyết để có thể thành công là cần phải xây dựng được bộ máy Chính trị - Xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiện đại, tăng cường kinh tế đối ngoại, đồng thời cần thay đổi phương thức lãnh đạo có phong cách bảo thủ bằng những phong cách kỹ trị biết huy động các nguồn lực, sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng "đối thoại 2045": Tầm nhìn về một Việt Nam hùng cường
14:51, 06/03/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: "Vốn" con người cho tương lai
05:00, 16/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Nối dài nguồn lực Việt
12:00, 15/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Thành công bởi một chữ Đồng
06:00, 15/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Thích ứng linh hoạt để vươn lên hùng cường
05:30, 15/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Khát vọng về Việt Nam thịnh vượng
12:00, 14/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Nhìn về tương lai
06:00, 14/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Dấu ấn đặc biệt trong hoạt động đối ngoại
06:00, 14/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Bảy mục tiêu chiến lược
11:15, 13/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Việt Nam mở rộng ngoại giao nâng tầm vị thế
07:13, 13/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Cải cách thể chế để chính sách đi vào lòng người
06:00, 13/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Kinh tế Việt Nam 2021-2030: Tạo đà bứt phá
05:30, 13/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Doanh nhân - những anh hùng thời bình
04:17, 13/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Việt Nam cần chính sách điều hành vĩ mô khác biệt
03:00, 13/02/2021