Hiếm khả năng Nga - Trung liên minh quân sự
Nga - Trung tuy xích lại gần nhau nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng để hợp tác trong lĩnh vực nhạy cảm này.
Cục diện thế giới mới khiến Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, bởi hai nước này có chung đối thủ là Mỹ. Tuy nhiên mối quan hệ này cùng lắm chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế, khó tiến xa hơn, giả sử như một liên minh quân sự mới ở châu Á.
Việc hai cường quốc này cần nhau là điều dễ hiểu. Bắc Kinh bị Mỹ chèn ép ở mọi mặt trận, trong khi đó Moscow cũng chưa bao giờ yên bình với Mỹ. NATO tích cực lấn về phía Đông, sức ảnh hưởng của Nga cũng bị lu mờ ở Trung Đông. Tất cả do Washington.
Hiển nhiên, không một quốc gia nào đủ dũng khí lắc đầu khi Trung Quốc đề nghị hợp tác kinh tế, người Nga rất cần thị trường đông dân nhất thế giới để đương đầu với lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu đang còn hiệu lực.
Song, V. Putin thừa khôn ngoan để thấy rằng, hợp tác liên minh quân sự với Trung Quốc là “lành ít dữ nhiều”, hay nói cách khác lợi ích mang lại trong quân sự không đáng kể. Vậy, đâu là lý do?
Về quân sự, Nga dù tuột dốc kinh tế nhưng ngành công nghiệp vũ khí của họ rất phát triển. Trong biên chế không quân có tiêm kích tàng hình Su57 được đánh giá ngang tầm với F-22 Raptor và F35 siêu tối tân của Mỹ.
Hệ thống “vòm sắt” S500 bao phủ nhiều tầm, nhiều tầng từ tầm thấp, tầm trung, tầm cao đến tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. S500 có khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật trong và ngoài khí quyển, nhờ sử dụng nhiều loại tên lửa đánh chặn.
Lục quân có xe tăng T-14 Armata, Đây là chương trình phát triển phương tiện chiến đấu mặt đất lớn nhất của Nga trong Dự án “Khung gầm hạng nặng thống nhất Armata”. T-14 là xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên trên thế giới.
Nga có khoảng 845.000 quân thường trực và gần 2,5 triệu quân dự bị trong khi Mỹ có 1,4 triệu quân thường trực và 850.000 quân dự bị. Tuy nhiên, trong khi tất cả binh sĩ Nga hiện diện ở trong nước, binh sĩ Mỹ lại nằm rải rác ở 598 căn cứ trên toàn thế giới.
Điều đó có nghĩa, chiến lược quân sự của Moscow ưu tiên tập trung bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ chứ không phải dùng quân đội để gây hấn với bên ngoài.
Sở hữu lực lượng quân đội thuộc top hùng hậu và kinh nghiệm thiện chiến hàng đầu thế giới nên ông Putin không hề e dè phương Tây nếu xảy ra chiến sự. Nga dư sức bảo vệ chính mình chứ không cần thiết phải liên minh với Trung Quốc.
Hơn nữa, tạo hóa ban cho người Nga diện tích lãnh thổ rộng lớn, có đầy đủ tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên để xây dựng và phát triển đất nước. Nga là quốc gia duy nhất trên địa cầu - nếu đóng cửa vẫn phát triển bình thường!
Điều này đã được chứng minh, trong quá khứ Hồng quân Liên Xô một mình một ngựa đánh bại phát xít, giúp giải phóng nhiều quốc gia châu Á, châu Âu. Thời Putin bị Mỹ cấm vận sau sự kiện Crimea, song không thể làm khó Moscow.
Về thái độ, Nga - Trung chưa thật sự tin tưởng nhau để có thể chia sẻ các bí mật quân sự, vũ khí chiến lược hay tập trận chung. Trung Quốc từng lật kèo Nga Xô viết để ngả về phía Mỹ nhằm tận dụng nguồn lực để trỗi dậy như hôm nay.
Ngày nay, mối quan hệ Trung - Mỹ đổ vỡ, Bắc Kinh lại tìm đến Nga như một giải pháp tạo vây xây cánh. Hơn ai hết, Tổng thống Putin từng là quan chức thời Xô viết nên ông chắc chắn thuộc lòng mối họa từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm