Trung Quốc tham vọng bá chủ ô tô điện

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 12/04/2021 11:00

Trung Quốc đã và đang có những chính sách rất ưu đãi để nội địa hóa hoàn toàn ô tô điện để tiến tới bá chủ toàn cầu trong lĩnh vực này.

Trong khi Mỹ và Châu Âu loay hoay với bài toán xe điện hay xe xăng thì Trung Quốc đã có 14 năm đầu tư vào lĩnh vực này bằng những chính sách quyết liệt.

 Trung Quốc đang nỗ lực tiến tới nội địa hóa hoàn toàn xe ô tô điện. (Mẫu xe điện Byton M-Byte của Trung Quốc tại triển lãm CES ở Mỹ. Ảnh: AutoBlog)

Trung Quốc đang nỗ lực tiến tới nội địa hóa hoàn toàn xe ô tô điện. (Mẫu xe điện Byton M-Byte của Trung Quốc tại triển lãm CES ở Mỹ. Ảnh: AutoBlog)

“Ông trùm” lộ diện

Trung Quốc đã đầu tư 50 tỷ USD để thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, kết hợp với chiến lược tập trung để không chỉ hỗ trợ sản xuất, mà còn đưa ra một chương trình cơ sở hạ tầng cho ô tô điện trên toàn quốc.

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), số lượng trạm sạc nhanh và chậm công cộng trên toàn cầu đạt 862.118 điểm, trong đó Trung Quốc chiếm 60%.

Hiện nay, Trung Quốc chiếm 41% thị phần xe điện toàn cầu với doanh số năm 2020 khoảng 1,3 triệu chiếc - xấp xỉ cả châu Âu cộng lại, gấp hơn 17 lần Mỹ.

Thâm Quyến từng là nơi ồn ào náo nhiệt nhất, nhưng bây giờ được mệnh danh là “thành phố im lặng” bằng quyết sách cấm xe máy chạy xăng vào năm 2003 và nửa triệu chiếc xe đạp điện bị đưa vào bãi rác.

Ăn thua ở chính sách

Nio đã lập kỷ lục bán hàng vô tiền khoáng hậu khi giao 7.200 xe vào tháng 1/2021. Lạ ở chỗ, công ty này chưa bao giờ có lợi nhuận, nhưng vốn hóa trên 82 tỷ USD, vượt qua cả General Motors và Ford của Mỹ.

Nio là một điển hình cho tham vọng bá chủ xe điện của Trung Quốc, được chính phủ hậu thuẫn tối đa. Một mặt, chính phủ Trung Quốc đảm bảo nguồn vốn vô tận để doanh nghiệp chống chịu đòn cạnh tranh ban đầu, mặt khác ban hành chính sách cấm xe chạy xăng, giao dung lượng thị trường 5 triệu sản phẩm ô tô điện đến năm 2025.

Một kế hoạch dài hạn, đậm đặc quyết tâm chính trị của Trung Quốc đã được đưa ra, cùng với đó là hệ thống chính sách khuyến khích phát triển hầu hết các lĩnh vực trong ngành xe điện từ nghiên cứu, sản xuất phát triển, tiêu chuẩn sản xuất, trợ giá, giảm thuế cho ngành xe điện.

Trung Quốc rất biết cách tận dụng quyền lực “mềm” của thị trường lớn nhất thế giới, khiến tất cả các ông lớn trong ngành này đều không thể bỏ qua Trung Quốc. Tương kế tựu kế, nước này đặt ra yêu cầu “chia sẻ công nghệ” nếu muốn tiếp cận đầu tư ở quốc gia này.

Câu chuyện Việt Nam

Tại Việt Nam, Vinfast là cái tên tiên phong trong lĩnh vực xe điện, trong đó chiếc xe đầu tiên VF e34 hứa hẹn sẽ lăn bánh khắp nước từ tháng 11/2021. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra, có rất ít doanh nghiệp nội địa tham gia lĩnh vực này.

Hay nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa có hệ sinh thái xe điện bài bản như Trung Quốc. Người Việt vẫn khao khát sở hữu xe ô tô nhưng không có nhiều lựa chọn về nhiên liệu, quan tâm lớn nhất vẫn là giá cả và thương hiệu. Đây là câu chuyện rất phức tạp đa phần liên quan đến chính sách, và gần đây rộ lên ý kiến về chiến lược mới của Việt Nam liên quan đến câu chuyện này.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ sử dụng “lạt mềm buộc chặt” với Trung Quốc

    05:56, 11/04/2021

  • Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ

    05:00, 09/04/2021

  • Trung Quốc đối phó với chính sách bảo mật mới Apple ra sao?

    04:24, 09/04/2021

  • Mỹ tiếp tục phản đối Trung Quốc đe dọa các nước ở Biển Đông

    14:40, 07/04/2021

  • Mỹ và các đồng minh "hợp lực" ngăn Trung Quốc thống trị Biển Đông

    11:00, 07/04/2021

  • Trung Quốc đang tổng lực chiếm Biển Đông!

    06:15, 07/04/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ