Mỏ cát 2.812 tỷ đồng: Sốc nhưng nên cảm ơn công ty trúng thầu?

SÔNG HÀN 21/04/2021 08:00

Thay vì lên án thì dư luận nên cám ơn công ty trúng thầu mỏ cát vì nó như là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta nhìn lại cách quản lý nguồn tài nguyên hiện nay, lẫn tính cục bộ địa phương?

Dư luận vẫn tiếp tục xôn xao khi một doanh nghiệp trúng thầu mỏ cát với giá 2.811 tỉ đồng, tại tỉnh An Giang

Dư luận xôn xao khi một doanh nghiệp trúng thầu mỏ cát với giá 2.811 tỉ đồng, tại tỉnh An Giang

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm thông tin An Giang tổ chức đấu thầu mỏ cát. Quan tâm trước hết là từ việc doanh nghiệp trúng thầu đưa ra mức giá “khủng”, 2.812 tỷ đồng, trong khi giá đấu thầu ban đầu chỉ 7,2 tỷ đồng.

Khách quan mà nói, vật liệu nào mà không cần tài nguyên, không phải khai thác tự nhiên. Ví như: Để có thép, thì phải có các mỏ và các nhà máy như Formosa; Để có nhôm phải có quặng như alumin Tây Nguyên; Để có đá, phải phá núi, nổ mìn gây biến động địa chất tàn phá núi rừng, ảnh hưởng quốc phòng, quá trình chế biến thì gây bụi mịn, sử dụng nhiều máy công suất lớn gây hiệu ứng nhà kính. Cái tính chất 2 mặt đó nên để ra bàn cân để tính toán.

Và trong câu chuyện trúng thầu mỏ cát với giá 2.812 tỷ đồng này cũng cần tính toán bởi không chỉ nó lộ nhiều điểm bất thường, thiếu sự hợp lý, mà còn ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái của một khu vực.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh An Giang, cho biết lần đấu giá này các doanh nghiệp tham gia đấu giá đều có năng lực tài chính, chuyên môn… Sở dĩ mỏ cát trên có giá khởi điểm đấu thầu là 7,2 tỉ đồng vì chúng tôi làm theo đúng nghị định 158 của Chính phủ”.

Tuy nhiên, một cuộc đấu giá mà có bước giá chênh nhau tới 390 lần (giá khởi điểm là 7,2 tỷ đồng giá trúng thầu lần là 2.812 tỷ đồng), giá chênh giữa các doanh nghiệp bỏ giá lên tới hàng nghìn tỷ là không bình thường. Hẳn ai cũng cảm thấy sốc khi mỏ cát trên sông Tiền ở Bình Phước Xuân được bỏ giá “trên trời” như vậy.

Đáng chú ý, T-S.HOME (công ty trúng thầu) đăng ký lĩnh vực kinh doanh chính là giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đăng ký kinh doanh thêm 20 ngành khác như vệ sinh nhà cửa và các công trình khác, xây dựng nhà các loại; dịch vụ đóng gói; giáo dục nghề nghiệp,…

Vì thế, nhiều người đặt câu hỏi vì sao một doanh nghiệp giặt là lại quan tâm tới đấu giá mỏ cát, một lĩnh vực không hề liên quan? Một doanh nghiệp có vốn điều lệ 27 tỷ thì có được gọi là đủ năng lực, tài chính để tham gia bỏ giá hàng nghìn tỷ hay không? Tức là, không loại trừ khả năng doanh nghiệp đưa ra giá cao để trúng thầu khai thác mỏ cát nhằm mục đích khác. Doanh nghiệp có thể bỏ cái này (mất tiền ký quỹ) nhưng được cái kia.

Vấn đề ở chỗ, mối quan tâm của dư luận và các chuyên gia không chỉ  ở cái giá “trên trời” kia, mà nằm ở khía cạnh môi trường. Và càng không có chuyện doanh nghiệp trúng đấu giá rồi muốn làm gì thì làm. 

Nói như vậy vì thực tế những năm qua, hoạt động khai thác cát trái phép đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của công trình bờ kè chống sạt lở nghìn tỷ hai bên sông. Nhiều nhà dân 2 bên bờ sông có nguy cơ cũng bị ảnh hưởng, sạt lở, lún bất cứ lúc nào. Việc khai thác cát cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh hoạt của người dân, đặc biệt là sự ầm ĩ vào ban đêm khiến cuộc sống của cư dân nơi đây bị đảo lộn.

PGS-TS Lê Anh Tuấn, khoảng 20 - 30 năm gần đây, từ khi hình thành các đập thuỷ điện ở Trung Quốc và Lào trên các dòng chính sông Mê Công; Cộng hiện tượng biến đổi khí hậu, thêm yếu tố khai thác cát quá mức tại các địa phương, rồi nạn phá rừng ngập mặn, nạo vét các giồng cát ven biển… khiến nguồn cát trên sông Mê Công sụt giảm báo động. Giá cát xây dựng và san lấp không ngừng tăng vì khan hiếm.

Song song, phải nhìn cho rõ một điều rằng, hệ sinh thái của hạ lưu sông Mê Công là chung cho toàn vùng, không thể quản lý riêng theo từng tỉnh được. Ông này lấy cát, thì ông kia thiếu cát nên sụp lún, bể bờ sông là điều đương nhiên. Ông thượng nguồn xả thải, thì ông hạ nguồn hứng ngay, chứ không có chuyện tác động chỉ khoanh lại trong địa bàn hành chính. An Giang thu được chút tiền từ bán cát, thì các tỉnh dưới lại xin tiền để be bờ chống sụp lở. Sao lại làm vậy?

ff

Cát, nước là tài sản chung, cần được quản lý, khai thác một cách hợp lý nhất.

Chính vì vậy, sẽ thật sai lầm khi cho rằng khai thác cát không gây sạt lở, không có các tác động đến đồng bằng, mà thậm chí còn lan rộng ra vùng biển xung quanh. Cát là tài nguyên khó tái tạo, mất hàng chục, hàng trăm năm mới hình thành mỏ. Mất hoặc thiếu cát có thể dẫn đến các tác động bất lợi như một sụp đổ dây chuyền và cộng hưởng mang tính chất xuyên vùng.

Phải chăng, thay vì lên án thì dư luận nên cám ơn công ty trúng thầu mỏ cát vì nó như là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta nhìn lại cách quản lý nguồn tài nguyên hiện nay, lẫn tính cục bộ địa phương?

Đã đến lúc Chính phủ và các nhà quản lý môi trường và tài nguyên phải sửa lại quy định, coi cát, nguồn nước là tài sản chung. Chiến lược khoa học cho khai thác cát ở một chừng mực phải xem xét trên quy mô tiểu vùng và cả đồng bằng. Việc đấu thầu khai thác cát cần phải có ý kiến tham vấn với các nhà khoa học môi trường và ý kiến của người dân ở các tỉnh khác.

Có thể bạn quan tâm

  • 4 giải pháp thu hút FDI cho vùng TP.HCM

    11:00, 20/04/2021

  • Hải Phòng: Làn sóng FDI dịch chuyển như thế nào?

    05:08, 20/04/2021

  • PCI 2020: Quy mô doanh nghiệp FDI giảm dần theo thời gian

    10:20, 15/04/2021

  • TP.HCM: Vốn FDI tăng nhưng không bền vững

    05:00, 05/04/2021

  • Đầu tư FDI lần đầu tăng trưởng dương kể từ khi dịch COVID-19

    16:48, 31/03/2021

  • Quý đầu tiên năm 2021, tăng trưởng GDP đạt 4,48% nhờ FDI

    10:04, 29/03/2021

SÔNG HÀN