Thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu: Kỳ I - Bài học đắt giá từ COVID-19
COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp nhận thấy các chuỗi cung ứng toàn cầu của họ dễ bị tổn thương như thế nào khi chỉ tập trung vào Trung Quốc.
COVID-19 cho thấy hai bài học lớn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu và chúng cần phải thay đổi nhằm khắc phục hai vấn đề đó.
Hai bài học lớn
Một là, COVID-19 cho thấy chuỗi giá trị dễ bị tổn thương khi tập trung vào một nơi, đặc biệt đó là Trung Quốc đang có xung đột địa chính trị với Mỹ. Theo đó, việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu phải được thực hiện theo hai hướng: Thứ nhất là quay về “quê nhà” do có cả sức ép và khuyến khích từ Chính phủ. Để theo hướng này, các chuỗi sẽ phải tăng mức tự động hóa và sản xuất theo quy nhỏ để có chi phí thấp khi mà sản xuất tại “quê nhà” thường có chi phí cao hơn. Thứ hai, di chuyển một phần ra khỏi Trung Quốc nếu đáp ứng được các đòi hỏi về chi phí, logistics, qui mô thị trường, trình độ công nghệ, công nghiệp hỗ trợ… Hướng đi này được gọi là chiến lược “Trung Quốc +1” nhằm giảm thiểu rủi ro khi có gián đoạn từ Trung Quốc và ngược lại.
Hai là, đại dịch cũng cho thấy các chuỗi cần được xây dựng theo hướng số hóa. Điều quan trọng nhất là số hóa mối quan hệ giữa người mua-nhà cung ứng. Điều này quyết định xây dựng chuỗi cung ứng một cách vững chắc và làm cho việc nhận diện và tuyển mộ các nhà cung ứng mới tốn ít thời gian hơn nhiều. Với công nghệ AI và IoT thì các chuỗi có thể dịch chuyển nhanh sang các nhà cung ứng khác khi một nhà cung ứng lớn gặp gián đoạn.
Trung Quốc không còn hấp dẫn
Ngay cả trước khi cuộc thương chiến Mỹ- Trung được phát động và COVID-19 bùng phát, thì những thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc đã khiến các công ty cảm nhận thấy cần phải rời khỏi thị trường này vì một số nguyên nhân mang tính kinh tế. Thứ nhất, giá nhân công tăng cao và cao hơn so với nhiều nước khác, trong khi dân số có khuynh hướng già đi nhanh. Thứ hai, sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc khiến các công ty cảm nhận họ bị đối xử không công bằng với các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt trong những lĩnh vực có các doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, giá các tài nguyên khác như đất đai, bất động sản, dịch vụ tăng cao hơn trước…
Một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy 16% công ty Mỹ đã lên kế hoạch phân bổ lại chuỗi theo cách ra khỏi một phần hay hoàn toàn khỏi Trung Quốc. Nhưng COVID-19 khiến họ đẩy mạnh hơn trong khảo sát năm 2021. Nếu các nhà sản xuất Mỹ di dời khỏi Trung Quốc có thể cắt giảm 23% chi phí hoạt động nếu họ chọn nơi gần nhà như Mexico, và khoảng 24% nếu chuyển sang các nước châu Á.
Tóm lại, những lợi thế so sánh của Trung Quốc không còn hấp dẫn như trước, căng thẳng địa chính trị và kinh tế Mỹ-Trung khiến thị trường này trở nên bất ổn và khó khăn hơn.
Kỳ II: Phân bổ lại chuỗi cung ứng về địa lý
Có thể bạn quan tâm
Không có vaccine COVID-19 nhiều quốc gia lỡ nhịp kinh tế
17:11, 09/06/2021
Bộ Y tế tìm vaccine COVID-19 cho trẻ em
11:01, 09/06/2021
Rút gọn hồ sơ tối đa tạo điều kiện nhập khẩu nhanh vaccine COVID-19
11:00, 09/06/2021
COVID-19 và Biển Đông làm nóng Hội nghị ASEAN - Trung Quốc
06:00, 09/06/2021
Vì sao khó điều tra nguồn gốc COVID-19?
04:10, 09/06/2021
Cơ hội nào cho thuỷ sản Việt từ làn sóng Covid-19 mới?
04:00, 09/06/2021
"Tấm khiên" trong đại dịch COVID-19
10:06, 08/06/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải sản xuất vaccine COVID-19 với tinh thần "3 không và 5 thật"
17:11, 07/06/2021
Kiến nghị tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng y tế tư nhân
20:00, 07/06/2021