Bình tĩnh đối diện với COVID-19
Khó khăn rồi sẽ qua, mục tiêu kép của Bộ Chính trị vẫn sẽ được thực hiện trôi chảy.
Dịch bệnh bùng phát tại thành phố được xem là “đầu tàu kinh tế” của đất nước, trong bối cảnh hiện tại cần nhất sự bình tĩnh để ứng phó.
Đến sáng ngày 20/6, TP HCM vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca dương tính COVID-19 nhất trên cả nước với 181 ca bệnh mới trong tổng 9.719 ca COVID-19 trong cả nước tính từ ngày 27/4. Tình hình hết sức cấp thiết bởi đây là địa phương có mật độ dân số đông đúc và nhiều khu công nghiệp tập trung.
Cùng với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TP HCM đã triển khai nhiều phương án đồng bộ, giãn cách xã hội, tạm dừng nhiều hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sự lo lắng tăng lên khi những ca bệnh tại các nhà máy ngày càng nhiều. Đặc biệt hơn khi phát hiện một ca bệnh bán trái cây trước cổng một nhà máy có đến 56.000 công nhân.
Một vấn đề quan ngại khi lực lượng công nhân ở TP HCM rất đông đúc, con số thực tế là 2,2 triệu người. Con số khổng lồ này là “báo động đỏ” cho việc phòng dịch tại doanh nghiệp, đây là vấn đề hết sức cấp thiết, nếu lơ là, điều tồi tệ sẽ đến và hậu quả sẽ rất khôn lường.
Nhìn lại thời gian dịch COVID-19 bùng phát dữ dội tại tỉnh Bắc Giang, đây chính là một bài học kinh nghiệm cho tất cả các địa phương trên cả nước. Khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện và tấn công vào nhà máy, cả 4 khu công nghiệp với hàng trăm nghìn công nhân phải đóng cửa. Thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn, và những sự lây lan chóng mặt khiến nhiều người hoang mang, lo lắng không ngừng.
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại TP HCM khiến “đầu tàu kinh tế” của đất nước bị ảnh hưởng tiêu cực. Tại một địa phương mỗi ngày đang thu ngân sách 2.900 tỉ đồng, mỗi ngày đang bị dịch bệnh đe doạ, ảnh hưởng đến kinh tế của địa phương cũng như người dân, đặc biệt là người lao động. Hằng ngày, các ca bệnh tăng lên dĩ nhiên sẽ còn lo lắng gấp bội phần, tình hình an sinh xã hội chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Theo số liệu công bố của Bộ Y tế, hiện nay đã có 7 doanh nghiệp tại thành phố này ghi nhận các ca nhiễm COVID-19. Trong môi trường công nghiệp thiếu lưu thông, nguy cơ bùng phát dịch sẽ là rất lớn. Cho nên, các biện pháp phòng, chống dịch cần phải nhanh chống được triển khai một các nghiêm túc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu lãnh đạo TP HCM rằng: “Phải giữ bằng được các khu công nghiệp. Khi phát hiện ca nhiễm ở các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp, TP HCM cần hết sức chú ý đến các khu công nhân ở trọ có mật độ rất dày đặc khi thực hiện khoanh vùng, cách ly, phong tỏa”.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Các quyết định giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa phải trên tinh thần cố gắng gọn nhất có thể. Mục đích của việc giãn cách xã hội là để làm chậm tốc độ lây lan của dịch, xác định các ổ dịch, các nguồn lây, quy mô, để khoanh thật gọn, thật chặt, phấn đấu không để tiếp tục kéo dài tình trạng giãn cách xã hội trên diện rộng”.
Nghĩa là, chúng ta vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa chống dịch hiệu quả. Trong bối cảnh hiện tại, việc chống dịch là cấp thiết, song song cũng phải hoạt động kinh tế để đảm bảo đời sống cho doanh nghiệp, cho người lao động,...
Ngoài việc phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, thành phố này cũng đã tạm dừng các chợ tự phát, xe taxi, khoanh vùng, phong tỏa khu vực để sớm dập dịch. Có thể thấy, thành phố đang cố làm tất cả mọi thứ để chống lại COVID-19. Vì vậy, người dân cần bình tĩnh, ý thức, đồng lòng cũng thành phố chiến đấu.
Đặc biệt, TP HCM có thể sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm cách ly các F1 tại nhà. Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết giải pháp thực hiện cách ly tại nhà cho cả F1 là “có thể thực hiện”. Theo lý giải của ngành y tế địa phương, việc thí điểm này sẽ vừa giải toả áp lực tâm lý xã hội, vừa giảm bớt gánh nặng về nguồn lực vừa khiến kinh tế tiếp tục vận hành thay vì “giãn cách on/off liên tục làm suy kiệt nền kinh tế”.
Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TP.HCM cũng đã đưa ra một cảnh báo rằng mầm bệnh đang lây lan trong cộng đồng. Những người chúng ta tiếp xúc hằng ngày có thể trở thành F0 hoặc chính chúng ta trở thành F0 gây lây nhiễm cho người xung quanh.
Do đó, mỗi cá nhân cần phải ý thức, xem người đối diện như F0 thì các biện các phòng chống dịch mới có thể được triển khai có hiệu quả. Người dân không tụ tập, không ra ngoài, tiếp xúc khi không cần thiết. Và hơn hết, thật bình tĩnh, không chia sẻ các thông tin gây hoang mang gây ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng.
Trong bối cảnh hiện tại, vaccine vừa chính là liều thuốc vậy chất, vừa là liều thuốc tinh thần để tiểm chủng phòng COVID-19. Bộ Y tế đã thống nhất chuyển 800.000 liều vaccine đến với thành phố và dự kiến sẽ tiêm hết trong 5-7 ngày. Có thể thấy, mọi hoạt động thiết yếu để chống dịch đã được kích hoạt kịp thời, chính xác.
Đây không phải lần đầu tiên TP HCM tiến hành giãn cách xã hội nhưng có lẽ là lần lâu nhất và là lần nhiều ca bệnh nhất. Tuy nhiên, chỉ cần có sự đồng lòng của cả hệ thông chính trị, của toàn thể người dân, ắt rằng “cuộc chiến” sẽ giành thắng lợi. Như thế, TP. HCM sẽ “khỏe” và cả nước cũng sẽ “khỏe”.
Có thể bạn quan tâm
Bà Rịa - Vũng Tàu xin mua 1,5 triệu liều vaccine COVID-19
14:51, 19/06/2021
Phát hiện ca COVID-19 mới, Đà Nẵng khẩn trương ngăn chặn lây lan
14:00, 19/06/2021
“Kinh doanh không gián đoạn” - vaccine giúp doanh nghiệp miễn nhiễm với COVID-19
08:00, 18/06/2021
COVID-19 và bước tiến vượt bậc của ngành Y tế Việt Nam
04:00, 18/06/2021
Đề xuất loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua COVID-19
03:30, 18/06/2021
COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng không thiếu và sốt hàng
18:22, 17/06/2021
Doanh nghiệp công nghệ Việt tự tin cùng Chính phủ chống COVID-19
11:30, 17/06/2021
Nghệ An nghiêm cấm việc “rò rỉ” thông tin, gây “nhiễu” trong phòng, chống COVID-19
13:00, 16/06/2021
Tiền Giang dốc toàn lực chống “giặc” COVID-19
12:12, 16/06/2021
Hà Tĩnh: Xã hội hóa 150.000 mẫu xét nghiệm COVID-19
09:43, 16/06/2021