Trung Quốc điều tàu đến Biển Đông: Việt Nam không nhân nhượng!
Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Mới đây, tờ báo South China Morning Post (SCMP) loan tin tàu nghiên cứu mang tên Tôn Trung Sơn thuộc đại học cùng tên sẽ được triển khai tới Biển Đông. Đây là tàu nghiên cứu lớn nhất và mới nhất do Nhà máy đóng tàu Giang Nam – nơi đang đóng tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc chế tạo.
Yu Weidong, giáo sư thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, tiết lộ con tàu sẽ được đưa tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10 tới. Theo vị này, các lĩnh vực nghiên cứu gồm “khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển” và đáng chú ý nhất là “khảo cổ học”.
Trả lời câu hỏi của truyền thông trong nước trước thông tin Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu nghiên cứu lớn nhất của nước này xuống quần đảo Hoàng Sa, bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Hành động này là “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”.
“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982”, bà Thu Hằng nêu quan điểm trong cuộc họp báo ngày 8/7 vừa qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học và khảo sát vùng biển Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị”.
Phải nói rằng, kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu biển. Các tàu nghiên cứu và khảo sát của Trung Quốc thường thuộc các cơ quan dân sự nhưng được sử dụng như công cụ thúc đẩy yêu sách vô lý trên Biển Đông.
Đặc biệt, trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc, nhấn mạnh: “Người dân Trung Quốc không chỉ có thể phá hủy thế giới cũ, mà còn tạo ra một thế giới mới”. Thông điệp này thách thức quy luật của thế giới hiện tại. Do đó, cùng với cam kết thống nhất Đài Loan, các thông điệp vừa nêu làm dấy lên lo ngại không chỉ cho Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản, mà còn cho các nước trong khu vực bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.
Xin nhắc lại, những tuyên bố, yêu sách của Trung Quốc đã bị Tòa án Lahay đã khẳng định “đường lưỡi bò” là yêu sách phi lý, không đúng luật quốc tế của Trung Quốc. Sau đó cả Việt Nam và Philippines cũng đã lên tiếng phản đối, cho thấy Trung Quốc không thể đơn phương muốn làm gì thì làm và cũng không thể tự ý thay trắng đổi đen được.
Có thể nói, biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì thế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Chính truyền thống vẻ vang của dân tộc làm nên chiến thắng trận đầu đối với máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời, và biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc - một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm như Bạch Đằng, Chi Lăng hay Đống Đa trong thế kỷ 20, là bản hùng ca bất hủ về cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ.
Chiến thắng này làm sáng chói một chân lý: Một đất nước đất không rộng, người không đông, kinh tế đang còn nghèo, quân đội chưa được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại như đối phương, nhưng biết đoàn kết chặt chẽ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh hơn gấp bội.
Giờ đây, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là luơng tâm và trách nhiệm công dân của mỗi người dân Việt. Một khi Biển Đông thân yêu của chúng ta bị xâm phạm, chắc chắn rằng sẽ lại có một bản hùng ca thần kỳ về cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam anh hùng.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam nói gì về tin tàu Trung Quốc khảo sát ở Biển Đông?
18:30, 08/07/2021
Việt Nam phản đối Trung Quốc gắn thẻ thực vật ở Hoàng Sa
16:49, 24/06/2021
Canada thể hiện lập trường về Biển Đông ra sao?
05:00, 22/06/2021
Chuyên gia nói gì về việc Trung Quốc khai thác tài nguyên Biển Đông?
06:20, 18/06/2021
Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế
19:04, 17/06/2021
Việt Nam đề nghị sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
13:05, 16/06/2021
Mỹ và đồng minh tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông
07:00, 13/06/2021
“Liều thuốc” thử phản ứng của Malaysia trong vấn đề Biển Đông
05:18, 11/06/2021
Trung Quốc kéo giàn khai thác khổng lồ ra Biển Đông: Các nước trong khu vực cần làm gì?
05:00, 10/06/2021
Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông
10:37, 09/06/2021
COVID-19 và Biển Đông làm nóng Hội nghị ASEAN - Trung Quốc
06:00, 09/06/2021
Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?
05:00, 08/06/2021
Nếu mất Biển Đông là có tội với dân, với nước
05:00, 07/06/2021
Trung Quốc toan tính gì khi đặt giàn khoan khai thác khổng lồ ở Biển Đông?
05:00, 04/06/2021
Thấy gì từ việc Philippines gửi 100 công hàm phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông?
05:00, 02/06/2021
Nước Anh làm gì để phản ứng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông?
05:05, 28/05/2021
Biến Biển Đông thành “ao nhà”: Trung Quốc đang tự hủy lợi ích của đất nước mình!
05:00, 25/05/2021