GÓC NHÌN: Linh hoạt mọi biện pháp chống dịch COVID-19!
Việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng, sau đó cho phép cách ly tại nhà; phương án cách ly F0, F1 tại nhà đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Liệu các biện pháp này có làm lây nhiễm đến người thân và cộng đồng hay không?
Mới đây, Sở Y tế TP.HCM có công văn khẩn về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gửi đến các địa phương, cơ sở y tế. Theo đó, TP.HCM chính thức thí điểm cách ly, điều trị F0 với 2 nhóm đối tượng.
Thứ nhất: Trường hợp F0 không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Trường hợp xét nghiệm RT-PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp (CT value lớn hơn hoặc bằng 30) không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà. Tiếp tục xét nghiệm PCR tại nhà vào ngày 14 và 21.
Thứ hai: F0 không triệu chứng. Trường hợp này được thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm, được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1.
Chúng ta có thể hiểu vì sao Bộ Y tế đồng ý với TP.HCM về phương án cho F0 cách ly tại nhà. Thực tế cho thấy, đến nay, Việt Nam kiên trì phương châm “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả”. Tất cả ca nhiễm COVID-19 (F0) bắt buộc cách ly, điều trị tại cơ sở y tế. Chiến lược này đã giúp Việt Nam đẩy lùi ba đợt dịch trong gần hai năm qua.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh thứ tư có những điểm khác biệt so với trước đây. Các biến thể virus ngày càng có xu hướng lây lan nhanh hơn, khiến số ca nhiễm tăng cao trong thời gian ngắn. Ngay tâm dịch cả nước là TP.HCM, tính từ ngày 1/7, trung bình mỗi ngày TP ghi nhận 1.305 ca, hầu hết trong khu cách ly, phong tỏa và còn nhiều ca phát hiện khi xét nghiệm tầm soát tại cộng đồng.
Với TP.HCM lúc này, cần phải áp dụng mọi biện pháp có thể, mọi việc làm cần thiết để góp phần khống chế dịch. Và phương án cách ly từ F1 xuống F0 tại nhà đã được tính đến và áp dụng ngay khi cần thiết.
Trong bối cảnh, tại TP.HCM, 19 bệnh viện dã chiến đã hoạt động và đang thiết lập thêm 5 bệnh viện nữa. 24 bệnh viện này có công suất 44.890 giường, điều trị cho hơn 16.000 bệnh nhân trong khi chỉ tính đến trưa 14/7 số F0 ở thành phố này đã vượt quá 18.000. Hiện nay trung bình, 25 đến 28 bác sĩ phục vụ cho 2.300 bệnh nhân
Vì thế, liên quan đến phương án mới này, nhiều bác sĩ, chuyên gia cho rằng nên cho cách ly và điều trị tại nhà với những bệnh nhân COVID-19 nhưng biểu hiện bệnh nhẹ và không triệu chứng, để giảm áp lực cho bệnh viện.
Thật ra, biện pháp này đã được nhiều nước phương Tây sớm áp dụng từ đầu mùa dịch, một số nước Đông Nam Á gần đây cũng chính thức áp dụng điều trị tại nhà đối với trường hợp bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Họ buộc phải làm thế không chỉ vì giảm tải cho hệ thống y tế đang nguy ngập với ca nhiễm tăng chóng mặt mà những gì đã xảy ra cho thấy có khi F0 ở nhà lại tốt cho tất cả.
Dẫu vậy, phương án F0 cách ly tại nhà để lại một sự không yên tâm. Theo đó, cũng có một số ý kiến cho rằng không nên thực hiện phương án cách ly F0 tại nhà. Bởi vì: Đưa F0 vào bệnh viện là cắt đứt nguồn lây, đảm bảo an toàn cho cộng đồng trong điều kiện nước ta nhà cửa chật chội, nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, không có không gian riêng.
Hơn nữa, ý thức phòng dịch của nhiều người còn chưa tốt. Nên một bộ phận người dân lo sợ F0 cách ly tại nhà sẽ dễ lây sang nhà mình qua cửa thông gió nên bít cửa thông gió.
Mặt khác, như ý kiến của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp thì trong tuần đầu tiên bệnh diễn biến bất thường, đưa bệnh nhân vào bệnh viện để theo dõi cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có nhiều cơ hội sống hơn (khi phát hiện COVID-19 ta cũng khó xác định bệnh nhân nhiễm vào ngày thứ mấy).
Có điều, người dân không nên quá lo lắng, bởi người được cách ly tại nhà sẽ tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hàng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định. Tức là, các trường hợp F0 này phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm…
Và các F0 cách ly tại nhà cần tuân thủ một số biện pháp phòng chống dịch cơ bản như: Giữ khoảng cách với người trong nhà ít nhất 2 m, không ăn chung, không ngủ chung, không nghỉ ngơi sinh hoạt chung. Khi tiếp tế phải giữ khoảng cách và cả 2 cùng mang khẩu trang và tấm che giọt bắn; Ở một mình trong phòng thì không cần thiết luôn mang khẩu trang; Làm vệ sinh bề mặt nơi ngồi làm việc, phòng ốc phải thông thoáng…
Kế tiếp là ăn sạch, uống sạch rất quan trọng để không bị nhiễm thêm tác nhân gây bệnh khác; Nhà vệ sinh phải thật sạch vì nơi này là ổ tác nhân gây bệnh khác. Khi đi vệ sinh phải mang khẩu trang, rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh; Uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, cố gắng vận động dù không gian hẹp.
Và muốn giảm tải áp lực cho bệnh viện thì có một giải pháp là chúng ta rút ngắn thời gian điều trị tại bệnh viện cho những bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng sau 8 ngày nhập viện dù xét nghiệm vẫn dương tính.
Những bệnh nhân này sau 8 ngày được chuyển đến khu cách ly tập trung tiếp tục theo dõi và xét nghiệm đến khi đủ điều kiện thì mới cho về cách ly tại nhà. Như vậy chúng ta đã giảm được 1/3 số bệnh nhân nằm viện mà vẫn an toàn cho người nhiễm bệnh và cộng đồng.
Song song, triệt để thực hiện chỉ thị 16 (cấp độ cao nhất về giãn cách), điều này vô cùng quan trọng trong dập dịch. Khi giãn cách triệt để thì F0 không còn cơ hội truyền bệnh nữa.
Muốn đẩy lùi dịch bệnh thì chúng ta phải tìm được F0 để loại hoàn toàn ra khỏi cộng đồng. Để khi chúng ta gỡ bỏ mọi biện pháp giãn cách thì không còn F0 lây bệnh cho cộng đồng. Và chỉ có xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm mới giúp chúng ta phát hiện được F0 để loại ra khỏi cộng đồng.
Điều này cũng có nghĩa, với TP.HCM lúc này cần phải linh hoạt áp dụng mọi biện pháp phòng chống dịch, chứ không nên lo sợ hoặc cứng nhắc một phương pháp nào.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Y tế hướng dẫn điều trị F0 tại nhà
12:38, 14/07/2021
Giải pháp nào cho cách ly y tế F1, F0 tại nhà?
11:20, 14/07/2021
Thí điểm cách ly y tế F0 tại nhà?
06:35, 14/07/2021
Để không còn “F0 lang thang”
06:00, 27/06/2021
Quảng Ninh: Thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19 "một mình một kiểu"
05:00, 16/07/2021
Nước Anh và thước đo chống dịch COVID-19 ở châu Âu
06:00, 15/07/2021
Trà Vinh khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh COVID-19
20:30, 14/07/2021
Đà Nẵng khẩn trương diệt khuẩn nơi phát hiện ca mắc COVID-19
14:01, 14/07/2021
2 triệu liều vaccine COVID-19 của Moderna được phân bổ ra sao?
12:30, 14/07/2021
Giải pháp cốt lõi để TP.HCM chiến thắng COVID-19
05:00, 14/07/2021
Australia hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.
13:44, 14/07/2021
Giảm thời gian nằm viện, cách ly tập trung đối với bệnh nhân COVID-19
20:19, 13/07/2021
Bất chấp COVID-19, thu thuế từ bất động sản tăng mạnh
14:54, 13/07/2021
Quảng Ninh: Khách sạn “kiệt sức” vì COVID-19
14:21, 13/07/2021
COVID-19, tiền phạt "khủng" và câu chuyện ý thức
11:30, 13/07/2021
Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa trụ vững trong đại dịch COVID-19
05:00, 13/07/2021
Góc nhìn đa chiều từ tác động COVID-19
16:37, 12/07/2021
Thay đổi diện mạo khối Tài chính Ngân hàng sau COVID-19
11:20, 12/07/2021
Ngấm đòn COVID-19, thị trường bất động sản xuất hiện làn sóng "cắt lỗ"
05:00, 12/07/2021