COVID-19, tăng giá thực phẩm và câu chuyện nhân văn
Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh đã bị cư dân mạng lên tiếng tố cáo tình trạng tăng giá thực phẩm để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh và cho rằng việc làm này là thiếu tính nhân văn.
Sau khi người tiêu dùng phản ánh giá cả ở Bách Hóa Xanh cao hơn so với hệ thống bán lẻ khác trong thời điểm thành phố giãn cách xã hội, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đang tiến hành xác minh và lên tiếng trấn an dư luận.
Phó Cục Trưởng cục Quản lý thị trường TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt cho biết: “Chúng tôi cần xác minh thêm qua chứng từ. Nếu đầu vào tăng thì đầu ra phải tăng theo. Cục Quản lý thị trường TP.HCM đề nghị cơ quan chuyên môn về tài chính, chính quyền địa phương đưa ra đánh giá, tham vấn về dấu hiệu tăng giá bất thường để có căn cứ xử lý”. .
Mới đây, CTCP Đầu tư Thế giới Di động - đơn vị vận hành hệ thống siêu thị Bách Hoá Xanh cũng đã lên tiếng: “Doanh nghiệp khẳng định không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, Bách Hoá Xanh cũng nói rằng không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống…
Chính sách giá bán này được áp dụng đối với một số mặt hàng thiết yếu ở TP HCM, được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định. Ngoài ra, một yếu tố khác được doanh nghiệp đưa ra giải thích tăng giá bán tại một số mặt hàng là do phía nhà cung cấp tăng giá do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông”.
Tức là, người quản lý hệ thống Bách Hóa Xanh đã đưa ra nhiều lý do khác nhau để viện dẫn cho việc tăng giá như: chi phí nhân công tăng cao, chi phí xét nghiệm cho tài xế, chi phí bảo quản thực phẩm tăng cao,… Nhưng đó là chưa đủ để làm yên lòng dư luận. Nhìn sang các hệ thống siêu thị khác như AEON Mall hay BigC…, đều không xuất hiện tình trạng này, dù họ cũng phải đối mặt với các tình huống tương tự.
Chẳng hạn, đại diện VinMart khẳng định không có chuyện tăng giá các mặt hàng vào lúc này. “Giá cả bình ổn. Các nhà bán lẻ hiện đại có quản lý và theo chỉ đạo bình ổn giá của Sở Công Thương”, phía VinMart cho biết.
Trên trang truyền thông nội bộ Saigon Co.op, đơn vị này cho biết mặc dù chịu nhiều áp lực từ các chi phí phát sinh trong công tác vận tải, vận chuyển, xét nghiệm, một số mặt hàng khó khăn cục bộ và rất nhiều khó khăn về nhân sự nhưng Saigon Co.op quyết tâm không tăng giá hàng hóa.
Khách quan mà nói, do dịch phát sinh rộng, nhanh chóng, sức mua hàng hóa của các gia đình tăng mạnh. Với tâm lý dự trữ khi bị giãn cách xã hội, cùng quy mô dân số lớn lên tới hàng chục triệu người, dẫn tới khối lượng phục vụ bán lẻ hàng hóa lương thực thực phẩm, hàng thiết yếu của hệ thống phân phối thành phố là rất lớn.
Mặt khác, khi có phát sinh dịch ở một số chợ, siêu thị buộc các doanh nghiệp, các chợ phải đóng cửa phần lớn, gây ra sức ép phục vụ dồn về các siêu thị còn lại ở thành phố. Như chúng ta đều biết, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mới đảm nhiệm 20% doanh số bán lẻ, chỉ phục vụ được 10% hàng thực phẩm tươi sống thiết yếu. 90% nhóm hàng này là do các chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đảm nhiệm. Trước sức ép trên, TP.HCM đã có nhiều cố gắng chỉ đạo hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ phục vụ nhân dân.
Thực tế nói trên dễ dẫn đến suy nghĩ, tư tưởng kiếm lời, trục lợi từ những người làm nghề kinh doanh buôn bán là điều dễ hiểu. Người ta bảo: Đã kinh doanh thì phải có lời mà!
Vấn đề ở chỗ, TP.HCM đang là tâm dịch vô cùng nóng, ban đầu chỉ là vài trăm ca nhiễm rồi đến con số hàng nghìn. Những con số tăng lên chóng mặt khiến người bình tĩnh nhất cũng phải ghé mắt liếc qua bản tin mỗi ngày. Trước lời kêu cứu của người dân, thành phố ngày càng phải đưa ra những biện pháp siết chặt hơn.
Ban đầu chỉ là vài hàng quán đóng cửa, sau đó là tất cả trừ những mặt hàng thiết yếu. Ban đầu chỉ là siết chặt giãn cách xã hội diện rộng, bây giờ thì phường cũng đã bị cách ly. Ban đầu chỉ chợ tự phát phải đóng cửa, nhưng bây giờ cả chợ truyền thống lẫn ba chợ đầu mối lớn nhất thành phố cũng đã tạm ngưng hoạt động…. Chính quyền TP đã chấp nhận hy sinh kinh tế, tất cả vì bảo vệ tính mạng của người dân.
Và khi mà các chợ truyền thống đã đóng hết, nhu cầu người dân mua các thực phẩm thiết yếu ở các siêu thị là rất lớn. Đáng nhẽ, Bách Hóa Xanh nói riêng, cũng như các siêu thị khác phải hy sinh lợi ích (thực tế là lợi nhuận những ngày này là rất lớn) để đồng hành cùng với người dân trong buổi dịch bệnh COVID-19.
Có thể nói, trong thời điểm này, cần có sự phối hợp của các ngành: giao thông vận tải, các địa phương cung ứng hàng cho thành phố, công an, y tế quản lý thị trường,… Chắc chắn phải có một tổ chức chỉ huy thống nhất để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh hàng ngày, hàng giờ. Có như vậy, hàng hóa đến thành phố sẽ không bị đứt đoạn, tạo ra tâm lý ổn định khi mua hàng của người tiêu dùng và giá cả sẽ không có những đột biến lớn.
Dẫu vậy, từ sự việc này chúng ta rút ra được một điều: Tiền mất có thể kiếm lại, nhưng uy tín mà mất thì chỉ có đập đi mà thôi!
Có thể bạn quan tâm
Bất động sản ấm lên bất chấp tình hình COVID-19
06:22, 17/07/2021
GÓC NHÌN: Linh hoạt mọi biện pháp chống dịch COVID-19!
05:00, 17/07/2021
Thế giới chạy đua tìm phương thức điều trị COVID-19
03:38, 17/07/2021
Thêm 40 ca COVID-19, Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị 16 tại 4 phường
13:41, 16/07/2021
5 trụ cột để dập dịch COVID-19 tại TP HCM
12:38, 16/07/2021
Bộ trưởng Bộ Y tế: Chuẩn bị cho tình hình dịch COVID-19 phức tạp hơn!
10:25, 16/07/2021
Thêm hy vọng từ thuốc uống điều trị COVID-19
08:03, 16/07/2021
Quảng Ninh: Thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19 "một mình một kiểu"
05:00, 16/07/2021
Nước Anh và thước đo chống dịch COVID-19 ở châu Âu
06:00, 15/07/2021
Trà Vinh khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh COVID-19
20:30, 14/07/2021
Đà Nẵng khẩn trương diệt khuẩn nơi phát hiện ca mắc COVID-19
14:01, 14/07/2021
Australia hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.
13:44, 14/07/2021