Cảnh giác với chiêu bài "đường lưỡi bò"
Việc cài cắm hình ảnh “đường lưỡi bò” một cách công khai, phi pháp của Trung Quốc vẫn diễn ra và ngày càng tinh vi hơn.
“Đường lưỡi bò” Trung Quốc tự vẽ ra bao trùm đến gần 90% diện tích Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển như Việt Nam. Dù thực tế yêu sách này hoàn toàn trái với luật quốc tế và trên thực tế, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Việc cài cắm hình ảnh “đường lưỡi bò” một cách công khai, phi pháp của Trung Quốc diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Họ tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền về “đường lưỡi bò”, từ trong phim, trên ô tô, vào giáo trình đại học và lên cả tờ rơi giới thiệu tour cho khách trong nước...
Bản đồ "đường lưỡi bò" xuất hiện trong tập 13 phim truyền hình "Một đời một kiếp" của Trung Quốc phát sóng trên IQIYI Việt Nam.
Mới đây, nhiều khán giả phát hiện tại phút 13:40 trong tập 13 của bộ phim truyền hình Trung Quốc "Một đời một kiếp" phát sóng trên IQIYI Việt Nam xuất hiện hình ảnh bản đồ đường lưỡi bò, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Ban đầu, cảnh phim có bản đồ đường lưỡi bò trong "Một đời một kiếp" được chiếu trên nền tảng iQiyi Việt Nam mà không hề bị cắt bỏ. Ngay sau khi nhận được phản ánh từ khán giả Việt Nam, IQIYI đã có động thái xử lý cảnh phim trên và không đưa ra thông báo gì thêm.
Thực tế, “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc được cài cắm trong hàng loạt sản phẩm tại Việt Nam, xuất hiện ngày càng dày trong đời sống xã hội là vấn đề rất nguy hiểm, cho thấy đây không phải là một hiện tượng bình thường.
Với chiêu bài, chiến lược này, chúng ta biết rõ nếu tìm cách bỏ thì không thể bỏ được hết. Nếu cấm sản phẩm này thì lại ra sản phẩm khác. Cấm phim này lại còn phim khác, ngăn hình thức này thì “họ” lại diễn sang hình thức khác.
Vấn đề ở chỗ, cho đến nay, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về quản lý phim chiếu trên không gian mạng. Trong khi đó, công nghệ đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ, đòi hỏi cách thức quản lý kiểm duyệt phim nói chung, phim chiếu trên mạng nói riêng, phải thay đổi cho phù hợp.
Cận cảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" trong tập 13 phim "Một đời một kiếp"
Đây cũng là vấn đề “nóng” được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn thảo khi cho ý kiến về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) ngày 14/9 vừa qua. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Lê Tấn Tới đề nghị cần có quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng, nhất là những phim có vấn đề liên quan tới quốc phòng, an ninh, hải đảo, trẻ em, tôn giáo, dân tộc.
Vì vậy chúng ta không được xem thường dù là một biểu hiện nhỏ nào của vấn đề này xuất hiện trong hình ảnh, lời nói hay việc làm liên quan đến “đường lưỡi bò”. Theo đó phải kiên quyết đấu tranh, phải có đối sách tương xứng tuyên truyền lại để người dân hiểu đúng về cái gọi là “đường lưỡi bò”.
Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng Việt Nam phải suy nghĩ, tìm giải pháp để ngăn chặn. Đáng chú ý, cần phải tuyên truyền giải thích, làm cho mọi người hiểu được tác hại của việc đó đang gặm nhắm dần, đi vào tiềm thức của người dân, dù vô tình hay cố ý để cho hình ảnh này phát tán.
Chúng ta không chấp nhận sự tồn tại dưới bất cứ hình thức nào hình ảnh “đường lưỡi bò” trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thế giới. Những người được giao trọng trách gác cổng an ninh văn hóa nói riêng, an ninh – quốc phòng của đất nước nói chung.
Phải hết sức cảnh giác không để rơi vào “cạm bẫy” bất lợi cho cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo hợp pháp của đất nước trong bối cảnh họ không từ mọi thủ đoạn tinh vi cài cắm đường lưỡi bò theo cách mưa dầm thấm đất nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Nhân đây, người viết cũng xin dẫn lại một quan điểm của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khi ông nêu ra trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Không lãnh đạo Việt Nam nào có ý định nhượng bộ Trung Quốc về chủ quyền. Nếu để mất Biển Đông, tất cả chiến sĩ quân đội, lãnh đạo đều có tội với dân”.
Điều này cũng có nghĩa, Việt Nam – từ các vị lãnh đạo tối cao, cấp cao, cho đến quân nhân và người dân bình thường đều phải khẳng định chủ quyền Biển Đông và không được mơ hồ về “đường lưỡi bò”. Phải tin rằng Việt Nam sẽ bảo vệ được chủ quyền đất nước, tin vào lòng dân, tin vào đường lối, cách ứng xử của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở hội tụ ý chí của người dân.
Có thể bạn quan tâm
Đường lưỡi bò "núp bóng" hàng hiệu: Chiêu thức thâm hiểm của Trung Quốc!
05:00, 07/04/2021
Chiến lược “đường lưỡi bò” vẫn âm ỉ
05:28, 22/03/2021
Trung Quốc nên từ bỏ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông
05:00, 21/09/2020
Vụ Netflix chiếu phim có "đường lưỡi bò": Sẽ xử lý nếu còn vi phạm!
05:00, 15/09/2020
Netflix chiếu phim có "đường lưỡi bò": Không thể khoan nhượng!
06:29, 14/09/2020
Cần sớm đập bỏ “vũ khí mới” trong chiến lược “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
04:07, 01/08/2020
Phát tán “Đường lưỡi bò” bị phạt 30 triệu đồng: Có đủ sức răn đe?
14:20, 22/05/2020
Tổng Giám đốc Bayer bị phạt từ 25-35 triệu đồng vì phát tán "đường lưỡi bò" phi pháp
20:13, 15/05/2020
Cần hành động cương quyết để cắt đứt “đường lưỡi bò”!
06:00, 15/05/2020
Bayer Việt Nam, đường lưỡi bò và sự sơ suất đến… vô lý!
15:55, 11/05/2020
Vì sao Hải Phòng không biết việc xây dựng “đường lưỡi bò” trong KCN?
05:05, 30/04/2020
Nghi vấn: Bill Gates ủng hộ đường lưỡi bò?
20:00, 20/04/2020
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện và loại bỏ hình ảnh “đường lưỡi bò”
17:33, 17/12/2019
“Đường lưỡi bò” liên tiếp xuất hiện: Đừng chủ quan, hãy hành động ngay!
02:02, 11/11/2019
CGV, trách nhiệm xã hội & đường lưỡi bò
09:21, 10/11/2019
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 30: "Đường lưỡi bò" và đường ra biển
05:45, 09/11/2019
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về vụ xe Volkswagen gắn “đường lưỡi bò”
17:06, 06/11/2019
Rút giấy phép nhập khẩu ôtô nếu không khắc phục vụ xe có "đường lưỡi bò"
19:18, 05/11/2019
Cục Đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận các loại xe có hình đường lưỡi bò
16:36, 04/11/2019
Giáo trình in “đường lưỡi bò” và câu hỏi trách nhiệm
06:20, 04/11/2019