Hà Nội vững bước trên con đường phát triển

THIÊN ÂN 08/10/2021 05:30

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu một chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng và giữ nước của cha ông ta.

Những tấm pano, áp phích được trang trí rực rỡ trê phố Lê Hồng Phong (quận Ba Đình).

Những tấm pano, áp phích được trang trí rực rỡ trê phố Lê Hồng Phong (quận Ba Đình). Ảnh: Báo TN&MT.

Chào mừng Kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2021), đường phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ sắc đỏ với nhiều panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động nhằm nêu bật ý nghĩa lịch sử, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tình yêu với Hà Nội.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử các cuộc chiến. Nhưng nội chiến chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó. Đa phần là chiến đấu với các thế lực ngoại bang nhằm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và bản sắc văn hóa đất nước.

Dân tộc Việt Nam dù không muốn cũng đã trở thành một dân tộc trận mạc. Dẫu cho người dân Việt Nam vốn chuộng thơ ca chứ không ham chiến trận, thích cầm cày hoặc bút hơn là gươm đao. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật của dân tộc Việt.

Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ, đặc biệt là sau thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

Chiều ngày 09/10/1954, tại Hà Nội, những tên lính Lê dương cuối cùng trong đội quân viễn chinh của Pháp rút qua cầu Long Biên. Ngay trong đêm 09/10, phố sá đều sáng đèn, nhân dân Thủ đô vui mừng chờ đón sớm mai sạch bóng quân thù. Mờ sáng ngày 10/10/1954, người dân đứng chật trên các vỉa hè chào đón đoàn quân chiến thắng.

Sáng 10-10-1954, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. Nguồn: Tư liệu TTXVN

Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. Nguồn: Tư liệu TTXVN

Trung đoàn Thủ đô - đơn vị ra đời ở Liên khu I, thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, đã biến mỗi góc phố thành những chiến lũy, chiến hào chống giặc. Họ từng lập nhiều chiến công oanh liệt, vinh dự giương cao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân tiếp quản trong tiếng nhạc hùng tráng, giữa rừng cờ hoa của nhân dân Hà Nội.

Họ đã trở về trong vòng tay của đồng bào Thủ đô, của nhân dân cả nước. Một cuộc trở về thật xúc động, có bao người đã ngã xuống các chiến trường để có ngày giải phóng hôm nay.

Lễ chào cờ lịch sử chiều 10/10/1954 ( ảnh tư liệu)

Lễ chào cờ lịch sử chiều 10/10/1954 ( ảnh tư liệu)

Đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội dự lễ chào cờ long trọng do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức. Trong thư gửi đồng bào Hà Nội sau ngày giải phóng Thủ đô, Bác viết: “Tám năm qua, Chính phủ đã phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết”.

Ngày này cũng trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới hết sức vẻ vang trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân, nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Nói cách khác, mấy chục năm sau, đất nước đã hoàn toàn im tiếng súng, giang sơn liền một dải, cả dân tộc bước vào giai đoạn mới đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng. Hà Nội nay đã và đang vươn mình trở thành một thành phố hiện đại bậc nhất khu vực và xứng đáng là trái tim của cả nước. 

jj

Hà Nội đã vươn mình trở thành một thủ đô hiện đại, bề thế.

Từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh đã vươn mình trở thành một đô thị bề thế với nhiều công trình nổi bật, các khu tổ hợp nhà cao tầng hiện đại, kiến trúc đẹp mắt. Nhiều khu vực Hà Nội trước đây là vùng nông thôn với những cánh đồng ruộng nay đã mọc lên nhiều tòa nhà cao tầng…

Đi đôi với phát triển hạ tầng nhà cửa, Hà Nội những năm qua cũng tiến hành xây dựng, khánh thành những công trình giao thông quy mô như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 trên cao, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân… Đây đều là những công trình hiện đại, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô…v..v.

Có thể nói, Thủ đô sẽ không ngừng phát triển trong tương lai, nhưng Hà Nội vẫn gìn giữ những dấu ấn lịch sử. Tư tưởng độc lập tự do tiếp tục trở thành động lực mạnh mẽ cho cuộc trường chinh sau đó của cả dân tộc Việt Nam.

Các thế hệ người Việt ngày nay vẫn cần tiếp tục quán triệt tư tưởng này. Trước hết là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, rồi đến lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Một mặt chúng ta phải hội nhập quốc tế sâu hơn nữa, mặt khác phải giữ được tính tự chủ và bản sắc của mình, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Và đây cũng là dịp tuyên truyền, phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, nỗ lực của người dân Thủ đô, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để bảo vệ thành quả chống dịch, góp phần cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19, đưa đất nước và Hà Nội trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội - ngày về chiến thắng

    05:00, 10/10/2021

  • Cử tri Hà Nội đề nghị sớm thiết lập trạng thái "bình thường mới"

    12:33, 09/10/2021

  • Hà Nội dự kiến đưa 3 huyện lên thành phố: Cẩn trọng sốt đất

    08:01, 09/10/2021

  • Hà Nội quyết tâm bảo vệ thành quả đạt được!

    04:00, 09/10/2021

THIÊN ÂN