Nguy cơ lạm phát ùa sang từ Trung Quốc
Một lần nữa nhiệm vụ “sản xuất cho cả thế giới” của Trung Quốc lại gây ra lo ngại kèm theo xuất khẩu lạm phát ra bên ngoài.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 tại Trung Quốc đã tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mốc cao nhất trong vòng 26 năm trở lại đây. Nguyên nhân do giá than và nhiều loại nguyên liệu khác tăng mạnh, dẫn đến tình trạng cắt giảm sản xuất, khan hiếm hàng hóa, đồng thời để duy trì sản xuất buộc phải tăng giá hàng hóa. Thế nhưng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Trung Quốc chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,8% so với tháng 8. Như vậy, khoảng cách chênh lệch giữa chỉ số PPI và CPI ngày càng lớn. Trong khi đó Trung Quốc vẫn là là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Thực trạng nói trên cho thấy một lần nữa nhiệm vụ “sản xuất cho cả thế giới” của Trung Quốc lại gây ra nguy cơ xuất khẩu lạm phát ra bên ngoài, đặc biệt những nền kinh tế gần và gắn chặt với Trung Quốc.
Hơn 80% nguyên phụ liệu ngành may mặc, da dày Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là lĩnh vực xuất khẩu luôn ở top đầu của nước ta. Tắc nghẽn chuỗi cung ứng làm giảm 30% năng lực sản xuất toàn ngành, bây giờ có nguy cơ đón cú sốc về chi phí giá sản xuất.
Ngoài ra còn 26 nhóm hàng quan trọng để vận hành nền kinh tế Việt Nam mà không thể thiếu các nhà cung cấp phía Trung Quốc, như sắt thép, dược phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện,… Việc hứng chịu cơn “bão giá” là không thế tránh khỏi nếu phía Trung Quốc mất kiểm soát tình hình.
Nhiều hiện tượng cho thấy tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, đầu tiên là “lạm phát do cầu kéo” tức là nhu cầu về một vài mặt hàng chiến lược tăng đột biến, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường.
Điều này rất rõ, hàng trăm nhà máy khổng lồ ở 9 tỉnh thành Trung Quốc đóng cửa do thiếu điện. Một số mặt hàng thiết yếu đã tăng giá ở châu Âu do ảnh hưởng từ Trung Quốc.
“Chi phí đẩy” đang diễn biến khác thường, cụ thể giá quặng sắt, đồng và đậu tương liên tục tăng, lập những đỉnh giá lịch sử sẽ đánh gục nhiệt huyết của các nhà sản xuất, để giải quyết, họ buộc tăng giá bán hàng hóa để bù vào, kịch bản này sẽ lạm phát đến túi tiền của từng người dân.
Mặt trái của vấn đề này khiến hàng loạt nhà sản xuất dừng hoạt động để cắt lỗ. Như vậy, điều đáng sợ nhất của lạm phát là “khan hiếm hàng hóa” sẽ xảy ra, cần nhiều và rất nhiều tiền để tiêu dùng dẫn đến trượt giá.
Hai định chế tài chính hàng đầu thế giới Goldman Sachs và Citigroup đưa ra dự báo ảm đạm: “những nỗ lực kiềm chế đà tăng giá hàng hoá của Trung Quốc sẽ vô ích do nước này đã mất khả năng làm chủ thị trường toàn cầu”.
Tính đến tháng 6, Chỉ số giá hàng hoá GSCI Commodity Index đã tăng tới 21% và nếu so với hồi tháng 3/2020 - khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu thì chỉ số này đã tăng tới 63%.
Nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới ngấp nghé bước vào “siêu chu kỳ hàng hóa” mới, khi cầu hàng hóa bùng nổ, vượt và lập đỉnh giá mới trong thời gian dài.
Bài học kiểm chế lạm phát 30 năm về trước ở nước ta vẫn nguyên giá trị. Tăng cường tìm kiếm nguồn cung và chủ động sản xuất trong nước; xóa bỏ 2 tỷ giá song hành thực hiện 1 tỷ giá ngoại tệ duy nhất trong xuất nhập khẩu. Dự trữ ngoại hối và tăng lương cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm