Cơ hội tái định hình ASEAN
ASEAN đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức khi trật tự thế giới mới đang được tái định hình tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị Cao cấp ASEAN lần thứ 38 và 39 đã tập trung thảo luận về giải pháp sớm đưa ASEAN phục hồi trở lại trong bối cảnh COVID-19 và hướng tới tương lai.
Bài học từ COVID-19
Các chuyên gia cho rằng, đại dịch COVID-19 đã đặt ra nhiều vấn đề mà ASEAN cần rút ra làm bài học để sớm phục hồi, nâng cao vị thế của mình.
Thứ nhất, tính chất “không biên giới” của COVID-19 đặt ra yêu cầu buộc ASEAN phải thắt chặt đoàn kết nếu muốn an toàn, vượt qua đại dịch. Các sáng kiến của Việt Nam trong năm Chủ tịch 2020 rất thực tế, như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19; Khung chiến lược ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp của ASEAN...
Thứ hai, cần chung tay giải bài toán vaccine COVID-19. Bởi tỷ lệ tiêm chủng tại ASEAN không đồng đều. Malayisa, Singapore, Indonesia có tỷ lệ tiêm chủng cao, trong khi nhiều quốc gia khác có tỷ lệ này còn khá thấp. Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng các nước ASEAN cần sớm chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19, hình thành chuỗi cung ứng tự chủ của khu vực.
Thứ ba, cần nâng cấp cấu trúc khối. Theo đó, một thực thể thống nhất cao độ ở ASEAN giống như Ủy ban Châu Âu sẽ là cơ sở để nâng cao năng lực thực hiện chính sách của mình. Ngoài ra, tăng cường hỗ trợ các thành viên kém phát triển và nên xem việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là chương trình nghị sự quan trọng năm tới.
Ổn định trong biến động
Thuận lợi mà ASEAN có được là tập hợp những nền kinh tế trẻ, mới nổi, giàu sức sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến tài chính, ngân hàng, dịch vụ dựa vào thị trường nội khối giàu tiềm năng, tầng lớp trẻ- trung lưu tăng nhanh chóng.
Đặc biệt, Việt Nam và Indonesia, Malaysia sở hữu những “đặc tính” về dân số, lao động, chính sách để có thể đảm nhiệm vai trò sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi hai cực Mỹ - Trung bắt đầu chia thành hai hệ thống.
Thủ tướng Việt Nam phân tích tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38-39: cần định vị chỗ đứng mới của ASEAN trong tương quan các mối quan hệ kinh tế - chính trị đang tái định hình của thế giới. Một số lợi thế cạnh tranh trước đây của ASEAN như nguồn nhân lực dồi dào, chi phí sản xuất thấp... sẽ cần được bồi đắp bằng các yếu tố mới như chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nhân lực chất lượng cao.
Có thể nói, kiểm soát được dịch bệnh đối với ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ là tiền đề phục hồi kinh tế mà còn khẳng định năng lực, thông qua đó sẽ định hình vị trí hạt nhân của các tiến trình đối thoại, hợp tác và liên kết kinh tế đa phương, đa tầng nấc.
Tuy nhiên, khó khăn mà ASEAN đối mặt là dễ rơi vào tình thế mắc kẹt giữa các cuộc chạy đua, cạnh tranh then chốt. Chọn lựa bên nào không quan trọng bằng củng cố tiềm lực nội khối để trụ vững, tự cường.
Có thể bạn quan tâm
ASEAN và tính tất yếu của cơ chế đa phương
05:30, 28/10/2021
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38-39: Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng mối quan hệ với ASEAN
14:15, 27/10/2021
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38-39: Tăng cường vai trò của ASEAN thúc đẩy phục hồi toàn diện
09:19, 27/10/2021
HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 38-39: ASEAN và tầm nhìn của Việt Nam
06:00, 27/10/2021
HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 38-39: Ưu tiên ứng phó với COVID-19 và phục hồi kinh tế
15:09, 26/10/2021
HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 38-39: Việt Nam đề xuất hai trọng tâm
15:00, 26/10/2021