Tránh phòng vệ thương mại: Trông người để nhìn lại ta

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 14/11/2021 11:26

Tránh phòng vệ thương mại là đòi hỏi mang tính pháp lý, và sâu xa hơn - còn rất nhiều điều để nói.

Thép, một trong những mặt hàng Việt Nam bị

Thép, một trong những mặt hàng Việt Nam bị "phòng vệ thương mại"

Tôi từng tham dự một Hội nghị xúc tiến thương mại sang Lào của các doanh nghiệp nông sản miền Trung, có sự tham gia của rất nhiều nhà chức trách các tỉnh có chung biên giới.

Bên lề cuộc họp, tôi tranh thủ phỏng vấn rất nhiều đại diện doanh nghiệp. Điểm chung giữa họ là rất khao khát mở rộng thị trường, những thứ mà họ cho là “tốt” chủ yếu xoay quanh đăng ký nhãn mác, thương hiệu và thấy sản phẩm của mình “sạch”,…

Thú thực, tôi thì quan tâm nhiều hơn thế, đại loại thị hiếu tiêu dùng nông sản của người Lào, họ có gì, thiếu gì, luật pháp xuất nhập khẩu ở nước bạn; các doanh nghiệp phía Việt Nam có đầu tư vào lĩnh vực pháp lý, mời luật sư tư vấn chẳng hạn?

Bên cạnh tự do hóa thương mại - phòng vệ thương mại là cách mà các quốc gia giữ lại cho mình chút riêng tư của nền kinh tế, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự tấn công “có hậu thuẫn” của hàng hóa bên ngoài.

Có rất nhiều cách thức phòng vệ thương mại, nhưng 2 lĩnh vực thường xuyên gặp là chống bán phá giá và chống trợ cấp. Ở những khía cạnh này, hàng Việt Nam bị rơi vào tầm ngắm nhiều nhất tại Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng nhất của chúng ta.

Mỹ là quốc gia dẫn đầu trong điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, chiếm 45% vụ việc trong năm 2020 (5 vụ chống bán phá giá, 2 vụ chống lẩn tránh thuế và 1 vụ chống trợ cấp). Thứ 2 là Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, chiếm 13%; thứ 3 là EU chiếm 9%; còn 20% từ các thị trường khác.

Trong sân chơi toàn cầu, tuy không gian thương mại mở rất rộng, nhưng có vô số rào cản pháp lý phải tuân thủ - để vướng phòng vệ thương mại - nguyên nhân trước hết thuộc về bản thân mình.

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, bằng chứng là hàng chục Hiệp định Thương mại tự do được ký, quan hệ song phương, đa phương với hàng trăm quốc gia, vùng lãnh thổ.

Truyền thông làm rất tốt nhiệm vụ mỗi khi có Hiệp định mới được ký kết. Song, rất khó tìm thấy thông tin đầy đủ để trả lời các câu hỏi: Buôn bán ở nước A cần đọc luật gì nơi sở tại? Xuất khẩu sang nước B cần tuân thủ điều kiện gì?

Theo quy định của WTO, không phải dạng trợ cấp nào cũng vi phạm, nghĩa là không cấm “trợ cấp đèn xanh”: Trợ cấp không cá biệt, các trợ cấp sau, trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển ở doanh nghiệp, trợ cấp cho các khu vực khó khăn và trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới.

Bán phá giá được liệt vào danh mục “cạnh tranh không lành mạnh”, tức là dùng tiềm lực tài chính để tiêu diệt đối thủ. Thái độ không khoan nhượng hành vi này là phổ biến, tồn tại ở mọi hoạt động kinh tế có tổ chức.

Điều này thuộc về đạo đức kinh doanh, thể diện, uy tính, danh dự của người bán hàng. Ở cấp độ cao hơn - buôn bán trên thị trường quốc tế là lòng tự tôn dân tộc.

Vì sao người Nhật có thể triệu hồi hàng vạn chiếc xe hơi bị lỗi kỹ thuật để khắc phục và đưa ra lời xin lỗi nhưng không bao giờ hạ giá bán khuyến mãi để cứu lỗ? Đó chính là thương hiệu! Apple hoàn toàn có thể chịu giảm doanh thu chứ không bao giờ hạ giá Iphone để “xả hàng”.

Dệt may Trung Quốc hiện nay bá chủ thế giới

Dệt may Trung Quốc hiện nay bá chủ thế giới

Có một câu chuyện về thương nhân hoa kiều ở châu Phi: Đội quân bán dạo Trung Quốc hiện có khoảng 60 - 100 nghìn người bán rong vải vóc, áo quần Trung Quốc, tại Ai Cập gọi là “shanta sini”.

Họ kiên nhẫn xâm nhập từng con phố, gõ cửa từng nhà, bán từng tấm vải, chiếc áo, khi kiếm đủ vốn - bước tiếp theo là lập các xưởng may khắp lãnh thổ Ai Cập, nhập vải vóc từ Hồng Công, Đài Loan sang. Bằng cách này người Trung Quốc dần dần đánh bại ngành may mặc sở tại.

Đến lượt, những ông chủ người Hoa ở Ai Cập làm cầu nối để hàng chính ngạch Trung Quốc tiến đánh thị trường thời trang khác lạ này. Và đến nay họ là bá chủ.

Thứ nhất, không ai am hiểu thị trường, khách hàng bằng người Hoa, họ biết phụ nữ Ai Cập thích ăn đồ ngọt, đa phần mập mạp nên cần trang phục như thế nào, màu sắc, kích cỡ ra sao.

Thứ hai, đội quân tiền trạm này rất thông thạo luật pháp kinh doanh sở tại, dĩ nhiên có cả những mánh lới để lọt qua kẻ hở luật pháp.

Thứ ba, mạng lưới người ngoại quốc và người trong nước thường rất đoàn kết, tương trợ nhau vì có quan hệ huyết thống, theo con đường này tạo ra hành lang để hàng Trung Quốc len lỏi khắp nơi trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

    22:59, 02/10/2021

  • Doanh nghiệp học cách ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại

    Doanh nghiệp học cách ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại

    05:00, 19/09/2021

  • Hàng xuất khẩu Việt “dính” 207 vụ điều tra phòng vệ thương mại

    Hàng xuất khẩu Việt “dính” 207 vụ điều tra phòng vệ thương mại

    17:36, 30/08/2021

  • 10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại

    10 sản phẩm xuất khẩu đối diện nguy cơ phòng vệ thương mại

    17:10, 18/08/2021

  • Bánh trung thu Kinh Đô xuất khẩu sang Mỹ tăng gấp đôi

    Bánh trung thu Kinh Đô xuất khẩu sang Mỹ tăng gấp đôi

    10:52, 13/08/2021

  • Xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam sẽ còn giữ mức cao trong thời gian tới

    Xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam sẽ còn giữ mức cao trong thời gian tới

    11:04, 12/04/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ