Chuyện cần hiểu trên mặt trận chống COVID-19

AN NHIÊN 15/11/2021 05:01

Trong bối cảnh sống chung an toàn với dịch, những thông tin sai sự thật vẫn hàng ngày nhan nhản gây hoang mang trong cộng đồng chính là yếu tố bất lợi cho công cuộc ứng phó.

>>>Phân bổ 10.000 tỷ đồng ngân sách Trung ương cho phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022

>>>Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp ảnh hưởng COVID-19

Khi đã xác định trạng thái “sống chung an toàn với dịch”, việc chuyển đổi trạng thái rất quan trọng trong việc ứng phó với COVID-19. Trong đó, từng hoạt động thay đổi sẽ mang lại các hiệu quả tích cực hơn nữa để cuộc sống trở lại bình thường.

Những con số về ca nhiễm có thể sẽ vẫn còn tăng lên, tuy nhiên động thái chống dịch đã thay đổi. Không còn những phương án gò bó, chốt chặn tiêu cực để các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng dân cư được tái thiết.

Số lượng người tiêm vaccine mũi 1 hiện tại đã đạt con số trên 85% dân số từ 18 tuổi trở lê, số đã tiêm đủ hai mũi là 47%.

Số lượng người tiêm vaccine mũi 1 hiện tại đã đạt con số trên 85% dân số từ 18 tuổi trở lê, số đã tiêm đủ hai mũi là 47%.

Do đó, hành động cấp thiết là tuyên truyền để nhân dân nắm rõ các thông tin cần, đủ để thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, vai trò của báo chí trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng và việc truyền tải các thông tin tích cực sẽ là yếu tố tạo nên hiệu quả của các phương án phòng, chống dịch mới.

Tuy nhiên, việc một số bài báo vẫn còn giật tít, câu view với những tiêu đề khếch đại quy mô ảnh hưởng của dịch bệnh đã đi ngược lại với yêu cầu của thực tế. Từ những tiêu đề mang khuynh hướng nhắc đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, tỷ lệ tử vong do dịch bệnh, số lượng F0 tăng dù đã tiêm đủ liều vaccine,... đã tạo nên tâm lý hoang mang cho cộng động dân cư trên cả nước.

Với những cách giật tít không có cơ sở như thế, người dân ái ngại về việc “thả lỏng” tư tưởng, thêm phần lo lắng dù tình hình hiện tại không nóng như thời gian trước. Chưa kể đến, thành quả chống dịch của cả nước cũng bị ảnh hưởng bởi niềm tin của nhân dân suy giảm khi tiếp nhận các thông tin tiêu cực.

Theo số liệu thống kê, số lượng người tiêm vaccine mũi 1 hiện tại đã đạt con số trên 85% dân số từ 18 tuổi trở lê, số đã tiêm đủ hai mũi là 47%. Đối với các “điểm nóng” như  TP HCM, Bình Dương,... tỷ lệ vaccine bao phủ đã là rất cao và các ca bệnh cũng dần giảm các triệu chứng nặng.

>>>Vì sao đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 vẫn có khả năng tử vong?

Hiện tại, Việt Nam đã vượt qua cột mốc 1 triệu ca nhiễm bệnh. Trung bình 7 ngày qua con số ca nhiễm mới sấp sỉ 8000 ca, tuy nhiên số ca tử vong đã giảm đi rất nhiều chỉ còn dưới 100 ca/ngày.

Trước đó với khoảng 10.000 ca nhiễm mỗi ngày trong thời gian tháng 8, tháng 9 thì số ca tử vong luôn nằm ở con số 300-400. Hiện tại, tiệu quả tích cực từ việc phủ vaccine cộng đồng đã hiện hữu rõ rệt, chỉ cần chờ thời gian tới để khống chế dịch bệnh.

Chính phủ, ngành y tế đã và đang rất quyết liệt để đẩy lùi COVID-19.

Chính phủ, ngành y tế đã và đang rất quyết liệt để đẩy lùi COVID-19.

Nhìn rộng ra, ngay cả các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Trung Quốc cũng đang chật vật bởi COVID-19. Tại Mỹ, hàng ngày vẫn ghi nhận hàng nghìn ca bệnh mới và tỷ lệ tử vong vẫn rất cao (1,32% theo số liệu của Worldometers). Hay tại Trung Quốc, khi 90% doanh nghiệp hoạt động lại sau 2 tháng phong toả song tất cả vẫn còn ở khoảng cách rất xa so với trước đó khi chi tiêu của người dân chỉ đạt 40%, phòng khách sạn cho du lịch chỉ bằng 1/3. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn luôn trong tình trạng thiếu tiền, thiếu người và thiếu hàng…

Có thể thấy rằng, Chính phủ, ngành y tế đã và đang rất quyết liệt để đẩy lùi COVID-19. Ngoài ra, để nền kinh tế trở ổn định trở lại, bộ máy chính trị đã làm việc hết tốc lực để tìm ra các phương án mới phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định rằng: “Trong năm 2021 này, Việt Nam sẽ tiêm đạt 100% cho những người trong độ tuổi và đang hết sức nỗ lực để tiêm cho các em học sinh trong khi vaccine cho trẻ em đã và đang về. Không thể dự đoán được diễn tiến của dịch bệnh nhưng chúng ta có niềm tin rằng không thể quay lại cách ly như cũ mà phải thích ứng an toàn để phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới”.

Hiện tại, có thể gọi chúng ta đã có thể thích ứng an toàn trong bình thường mới, mọi hoạt động bình thường với những điều kiện mới về chống dịch. Bình thường mới sẽ là cách thức vận hành mới trên nền tảng đảm bảo an toàn, công nghệ gia tăng hiệu quả… để ứng phó với COVID-19 và cả chống chọi với những biến động bất thường và phi truyền thống khác ở tương lai.

Việc cách ly và áp dụng các biện pháp như cũ thực tế đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, hoạt động xã hội, tâm lý người dân. Tại Việt Nam, khi đỉnh điểm làn sóng dịch thứ 4 cũng chỉ có 1 số tỉnh thành thực hiện cách ly theo chỉ thị 16, nhiều tỉnh thành khác vẫn vận hành bình thường nhưng cả nền kinh tế đình trệ và GDP đã đi xuống mà nguyên nhân rõ nhất là sự chia cắt của nền kinh tế. Do đó, cần thống nhất, thông suốt trong lưu thông, sản xuất và giao lưu là yêu cầu tiên quyết và căn bản nhất để 1 nền kinh tế hoạt động bình thường.

Dĩ nhiên, chúng ta đặt niềm tin vào công cuộc đổi mới lần này. Vòng xoay kinh tế Việt Nam sẽ lại về đúng vị trí như trước khi chưa có COVID-19. Cuộc sống bình thường mới sẽ là thành quả lớn nhất mà công cuộc chống dịch hướng tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng tái thiết lập chốt kiểm soát COVID-19 trong nội thành

    06:51, 15/11/2021

  • Phân bổ 10.000 tỷ đồng ngân sách Trung ương cho phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022

    15:10, 13/11/2021

  • Quốc hội yêu cầu ban hành quy định mức giá trần xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở y tế tư nhân

    11:54, 13/11/2021

  • Kinh tế Việt Nam qua 4 làn sóng Covid-19 (kỳ I): Suy giảm kinh tế đã “chạm đáy”?

    11:00, 13/11/2021

  • Kinh tế Việt Nam qua 4 làn sóng COVID-19 (Kỳ II): Ba hướng hành động cho tái mở cửa và hồi phục

    04:00, 14/11/2021

  • Vì sao đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 vẫn có khả năng tử vong?

    08:21, 13/11/2021

  • Hà Nội gỡ khó cho doanh nghiệp ảnh hưởng COVID-19

    17:42, 12/11/2021

  • Nghiên cứu lập quỹ phòng, chống COVID-19 và quỹ an sinh xã hội

    12:47, 12/11/2021

AN NHIÊN