Nghĩ về lời tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn là láng giềng tốt, bạn tốt và đối tác tốt của ASEAN. Vậy tại sao Trung Quốc lại luôn tự khẳng định chủ quyền trên Biển Đông thuộc về mình?
>>EU kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng luật pháp quốc tế
Mới đây, tại Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa Trung Quốc và khối, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho hay: “Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm địa vị bá chủ, hoặc cậy mình là nước lớn, “bắt nạt” các nước nhỏ hơn trên Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ phối hợp với ASEAN để loại bỏ “tình trạng can thiệp”.
Lời tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận trong nước lẫn quốc tế. Bởi những hành động của Bắc Kinh thời gian qua đã phần nào chứng minh “lý thuyết ngược” của lãnh đạo tối cao nước này trong bàn cờ chính trị, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Biển Đông.
Để thực hiện cho cái tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà, mười năm trở lại đây, Trung Quốc ra sức giở chiến thuật “vùng xám” gây căng thẳng, khiêu khích nước khác tự “rút gươm khỏi đao”.
Đáng nhớ là năm 2014, khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu biển sâu Hải Dương-981, trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam; Đến tháng 7 năm 2019, Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính và “ở lì” nơi đây khiêu khích lực lượng chấp pháp Việt Nam tới hơn 3 tháng.
Toàn bộ chiến thuật này được Trung Quốc xây dựng xung quanh ý tưởng núp bóng, ngụy trang “không sử dụng” lực lượng quân sự. Nhưng “quả lưới” Trung Quốc thu về được sau các sự kiện này, cho kết quả chuẩn xác: không thể nào kích động để Việt Nam tự tay “châm ngòi” chiến tranh.
>>Chuyện về cái vòi rồng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông
Đặc biệt, năm 2016, sau khi Tòa Trọng tài ra tuyên bố phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc yêu sách đường lưỡi bò đã “phá sản” khi Tòa xác định cái mà Trung Quốc gọi “quyền lịch sử” không phù hợp với quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay vẫn bác bỏ phán quyết này. Điều đó càng khiến mưu đồ của Bắc Kinh trong độc chiếm Biển Đông đã hoàn toàn lộ rõ.
Thậm chí, việc thể hiện cái uy quyền của một nước lớn được Trung Quốc thể hiện triệt để khi Bắc Kinh tìm mọi phương cách để leo thang ở Biển Đông. Bằng cách tìm cách vẽ đường cơ sở thẳng cho các thực thể vốn là các thực thể nửa chìm nửa nổi hoặc là các bãi ngầm mà nước này dùng vũ lực chiếm đóng, bồi lấp thành đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa…
Hoặc xua tàu chiến núp bóng tàu dân sự ra Biển Đông, chủ động gây hấn để kích các nước nhỏ mà Trung Quốc tự cho là có tranh chấp chủ quyền để các nước tự “châm ngòi” sử dụng lực lượng quân sự. Từ đó biến một vùng từ không tranh chấp thành tranh chấp – đó là những thủ đoạn, chiến thuật Trung Quốc đã mở bài thực hiện xuyên suốt, hòng cướp vùng biển thuộc chủ quyền của các nước, trong đó có Việt Nam…v..v.
Dĩ nhiên, việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông đã đi ngược lại với các thành viên ASEAN là Việt Nam và Philippines, trong khi Brunei và Malaysia cũng đưa ra yêu sách đối với một số vùng tại Biển Đông.
Philippines hồi tuần trước lên án hành động của 3 tàu tuần duyên Trung Quốc mà nước này cho là đã chặn và sử dụng vòi rồng tấn công các tàu tiếp tế hướng về một đảo san hô mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Thực tiễn đó khẳng định một lần nữa rằng, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển mâu thuẫn với một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, làm dấy lên cảnh báo từ Mỹ và Nhật. Song song, nó cũng cho thấy các chính sách của Trung Quốc đã phản tác dụng bởi nó thiên về việc sử dụng sức mạnh cơ bắp đối với một hoặc vài nước láng giềng, hoặc thậm chí tất cả các nước ở những thời điểm khác nhau.
Hậu quả của việc Bắc Kinh dùng sức mạnh cơ bắp là các nước láng giềng đang xích lại gần Mỹ hơn bao giờ hết. Nếu căng thẳng ở Biển Đông bùng phát thành một cuộc xung đột, nó sẽ gây bất lợi cho tất cả các bên và Trung Quốc mất nhiều hơn.
Có thể nói, khi nào yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc còn tồn tại và Bắc Kinh vẫn quyết tâm theo đuổi thì các chính sách của nước này ở Biển Đông là nguy hiểm và phạm pháp. Đồng thời nó càng minh chứng cho cái gọi là “lý thuyết ngược”, “nói một đàng làm một nẻo” của chính giới Bắc Kinh mà thôi.
Dẫu sao đi nữa, dù Trung Quốc có muốn hay không thì vùng biển thuộc tự do hàng hải quốc tế không thể nào trở thành “độc tôn”, sự chiếm hữu của quốc gia Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
EU kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng luật pháp quốc tế
01:03, 23/11/2021
Chuyện về cái vòi rồng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông
05:28, 22/11/2021
Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Biển Đông
05:30, 07/11/2021
Mỹ trừng phạt Trung Quốc trên Biển Đông
06:33, 21/10/2021
Biển Đông đang được kiểm soát căng thẳng bằng hòa bình?
06:42, 08/10/2021
Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông
14:12, 30/09/2021
Biển Đông sẽ cân bằng?
05:30, 25/09/2021
Việt Nam, Nhật Bản bàn về Biển Đông và Hoa Đông
19:00, 12/09/2021
Sự quốc tế hóa trên thực tế của tranh chấp biển Đông
05:00, 01/08/2021