Thúc đẩy giao thương Việt - Nga (Kỳ 1): Cần trợ lực!
Thị trường Nga rộng lớn, đông dân, nhưng đó cũng là khó khăn mà doanh nghiệp Việt phải vượt qua.
>>Putin và thông điệp của nước Nga
Liên bang Nga là thị trường thương mại rất tiềm năng, trên 140 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người 14.600 USD, một diện tích rộng lớn trải dài cả hai lục địa Á-Âu nên nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng, từ nông sản cho vùng Viễn đông xa xôi, lạnh giá đến thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu thị dân phía Tây.
Việt - Nga có mối quan hệ lâu đời, nhiều thế hệ người Việt am hiểu đất nước và con người Nga; hiện nay trên 80.000 người Việt sinh sống tại xứ sở Bạch dương, xem ra là điều kiện vô cùng thuận lợi để thúc đẩy giao thương.
Nhưng vì sao khối lượng thương mại hai chiều còn khiêm tốn, so với lịch sử quan hệ và so với những đối tác mới 25 năm bình thường hoa quan hệ như Hoa Kỳ?
Hệ thống quy chuẩn hàng hóa của Nga kế thừa từ Liên Xô trước đây, hiện có bổ sung nhưng không nhiều. Đặc biệt, các tiêu chuẩn được áp dụng cho từng tên loại sản phẩm cụ thể mà không sử dụng đồng loạt theo từng nhóm hàng.
Mỗi loại sản phẩm tuân theo từng tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ hạt điều và cà phê hòa tan chịu quy phạm của hai loại giấy phép khác nhau; dày dép và hàng dệt may cũng không sử dụng chung một khuôn khổ pháp lý, mặc dù chúng cùng một ngành hàng.
“Luật bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết các quan hệ giũa người mua và người bán trong khi bán các hàng thực phẩm và phi thực phẩm” là nền tảng pháp lý căn bản về thương mại, tiêu dùng tại Nga.
Trong đó quy phạm những điều cơ bản về “hàng hóa”: tên hàng, nhãn hiệu hàng hoá, nơi sản xuất, tên nguời chịu trách nhiệm đối với hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng, thời gian và điều kiện bảo hành.
Marina Petrova - Tổng Giám đốc Công ty Petrova Five Consulting cho rằng, Để có chỗ đứng trên thị trường LB Nga, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến 5 yếu tố hàng đầu: đảm bảo chất lượng; chính sách giá ổn định tránh biến động; đối tác tin cậy; nâng cao uy tín thương hiệu; giữ mối quan hệ chặt chẽ với với người tiêu dùng.
Là thị trường rộng lớn nhất thế giới, mật độ dân cư thưa thớt, để ổn định xuất khẩu sang Nga, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, trong đó quan trọng nhất là hệ thống lưu trữ, vận tải tại chỗ.
Cũng là xuất khẩu sang châu Âu, nhưng hàng Việt sang Nga mất nhiều thời gian hơn so với Tây Âu, trong khi công nghệ bảo quản, chế biến sâu ở Việt Nam chưa thực sự mạnh, là trở ngại rất lớn.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên bang Nga cho rằng, điều quan trọng nhất là DN Việt Nam cần có chiến lược, có cam kết mạnh mẽ về chất lượng hàng Việt nhưng giá cả phải cạnh tranh.
Phía doanh nghiệp Nga quan điểm, Việt Nam nên bỏ tư duy gia công, tập trung phát triển thương hiệu riêng cho từng loại sản phẩm. Có lẽ đó là đặc tính tiêu dùng riêng biệt của người Nga!
>>Putin và sự "hồi sinh" quyền lực Nga
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực từ 2016, doanh nghiệp xuất khẩu nên tận dụng triệt để luồng giao thương đã khai mở này. Về phía Việt Nam, các mặt hàng đã tận dụng các ưu đãi của Hiệp định chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện.
Theo cam kết của Hiệp định, về tổng thể hai bên sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Có nghĩa là, không gian thương mại tự do còn rất nhiều mà doanh nghiệp hai phía chưa tận dụng được hết. Một phần vì năng lực khai phá của doanh nghiệp Việt không đủ mạnh, phần vì tập trung quá lớn vào thị trường Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm