Gameshow và văn hóa

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/12/2021 05:30

Văn hóa nghe, nhìn, xem hiện nay không phải là tàn dư của chế độ cũ, cũng chưa phải là mầm mống của tương lai tốt đẹp.

Hoàng trong

Hoàng trong "Hành lý tình yêu" chỉ là hệ quả

>>LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Rất cần "Tiên học lễ"

Tóm lại, sau mọi chuyện, Hoàng - người chơi Gameshow “Hành lý tình yêu” gây phẫn nộ dân Huế, chỉ là một diễn viên được lập trình theo kịch bản của nhà sản xuất chương trình. Anh ta nói vậy để làm gì? Khi thuật ngữ “view”, “scandal” trở nên có giá trị kinh tế thì đã có rất nhiều “Hoàng” từng xuất hiện. Dư luận đã quên rồi sao?

Khán giả từng đón nhận truyền hình thực tế một cách nồng nhiệt nhất có thể, thế rồi cứ bật tivi lên là thấy: ca hát, nhảy múa, pha trò,…chỉ để gây cười, và khi hết “đất” thì họ lôi đời tư của nhau ra làm trò đùa, gây chú ý.

Tivi ngày càng ít những chương trình phổ biến, cập nhật tri thức mới, và nếu có cũng không thể gây sức hút như các chương trình truyền hình thực tế thiếu thực chất, thiếu chiều sâu văn hóa.

Một tạp chí chuyên ngành được khởi xướng bởi chủ nhân giải thưởng Field -đang chết dần chết mòn ở Việt Nam vì không có ai đọc. Mà phải rồi, mấy công thức, dãy số khô khan làm sao hấp dẫn bằng thông tin “tình nghi vấn của ngôi sao nọ”, “cái bụng lùm lùm của minh tinh kia”,…

Đa số giới trẻ không có cảm hứng tiếp nhận tri thức nhân loại, không có gì kích thích nghiên cứu tìm toi thì làm sao có giải Nobel, Noam Chomsky, làm sao có sáng chế, phát minh đầy rẫy như Singapore, Nhật Bản, Israel.

Đã đến lúc những người làm văn hóa phải sòng phẳng với nhau câu hỏi: Quán quân âm nhạc, idol nghệ thuật do “ti vi” sản xuất ra, đã (sẽ) giúp ích gì cho xã hội, trong hai nhiệm vụ, một là giáo dục, truyền cảm hứng sống cho giới trẻ, hai là góp phần tu bổ văn hóa Việt Nam?

Đây là thước đo: “lỡ nhếch mép cười ruồi” cũng có thể mang về hàng trăm triệu đồng cho người chơi ất ơ nào đấy, còn học giỏi đến mức đờ đễnh - mấy ai có thể kiếm được 35.000 USD như quán quân năm Chương trình Olympia?

Văn hóa - cái gốc của nó mọc ra từ cơ sở hạ tầng

Văn hóa - cái gốc của nó mọc ra từ cơ sở hạ tầng

>>LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bảo tồn vẻ đẹp Huế

Đấy chỉ là hiện tượng bề nổi của một nền văn hóa có vấn đề, ở chủ thể tạo tác và thị hiếu thẩm mỹ tinh thần của đại đa số. Thiết chế văn hóa hay Gameshow cũng chỉ nằm ở thượng tầng kiến trúc, bị quy định, quyết định bởi hạ tầng cơ sở, và là bức tranh phản chiếu tinh túy nhất của hiện trạng xã hội.

Làm trong sạch văn hóa không phải bằng mệnh lệnh hành chính hay ý chí chính trị của một nhóm người. Muốn thay đổi kiến trúc thượng tầng phải tác động vào cấu trúc cơ sở hạ tầng. Gồm 3 loại quan hệ sản xuất: mầm mống, thống trị và tàn dư.

Văn hóa nghe, nhìn, xem hiện nay không phải là tàn dư của chế độ cũ, cũng chưa phải là mầm mống của tương lai tốt đẹp. Vậy, “nó” là gì? Sinh ra từ đâu?

Có thể bạn quan tâm

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Rất cần

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Rất cần "Tiên học lễ"

    11:00, 27/11/2021

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Sống tiếp trong đại dịch

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Sống tiếp trong đại dịch

    15:00, 20/11/2021

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Sống tiếp trong đại dịch

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Sống tiếp trong đại dịch

    08:30, 20/11/2021

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bảo tồn vẻ đẹp Huế

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bảo tồn vẻ đẹp Huế

    06:43, 13/11/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ