LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Ai bảo vệ trẻ em?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 01/01/2022 08:49

Bảo vệ trẻ em không phải bằng cách trút hết giận dữ sau mỗi sự việc thương tâm xảy ra. Cần tỉnh táo đưa ra giải pháp căn cơ.

Bé gái 8 tuổi ở TPHCM bị bạo hành dẫn đến tử vong (Ảnh: thanhnien.vn)

Bé gái 8 tuổi ở TPHCM bị bạo hành dẫn đến tử vong (Ảnh: thanhnien.vn)

>>LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Rất cần "Tiên học lễ"

Phần lớn người Việt rất thích ứng dụng nguyên tắc cổ truyền “Đèn nhà ai nấy rạng”, từng một thời, một bộ phận đàn ông chậm tiến dõng dạc tuyên bố “vợ tao, con tao tao đánh ai làm gì được nào”.

Luật pháp ngày nay rõ ràng hơn nhưng trong quan điểm của rất người, nhìn thấy trẻ con hàng xóm bị người lớn lạm dụng roi vọt…là chuyện bình thường. Những trường hợp như vậy, ở các nước văn minh như Mỹ rất hiếm khi lọt qua con mắt của cảnh sát khu vực.

Một cuộc gọi vào đầu số cố định gồm 3 chữ số rất dễ nhớ, vài phút sau nhà chức trách có mặt. Bạn có tin không? Trẻ em, phụ nữ và vật nuôi xếp sau đàn ông về nguy cơ bị giải lên đồn cảnh sát. Nếu anh có tội đừng hòng bãi nại, một là rũ tù, hai là tốn hàng triệu USD bảo lãnh mới được thả.

Cũng là phạm tội với trẻ em nhưng diễn viên Minh Béo bị luật pháp Mỹ trừng trị tới cùng, còn mấy vị cựu quan chức địa phương ở Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu cứ thách thức, quanh co, chày cối với luật pháp.

Nói về quyền và tầm quan trọng của trẻ em, không quốc gia nào treo khẩu hiệu, biểu ngữ, triết lý nhiều như nước ta; cũng có không ít cơ quan, tổ chức được lập ra để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em. Nhưng nếu là bạn, đọc bài này, hãy cố lục lại xem bạn có biết địa chỉ nào cần liên hệ, số điện thoại nào cần gọi để giải cứu trẻ em nhỡ nhìn thấy cảnh bạo hành?

Chúng ta đang bảo vệ trẻ em như thế nào?

Chúng ta đang bảo vệ trẻ em như thế nào?

Lên án, lên án và lên án kẻ ác… như làn sóng hung dữ sau một sự việc đau lòng đã ngã ngũ. Nhưng đó nhiều khi chỉ là cảm xúc nhất thời bung ra trên mạng xã hội “chạy” theo xu hướng.

Ai cũng tỏ ra có phần trách nhiệm nhưng thực ra chẳng ai có trách nhiệm cụ thể nào cả. Rồi tất cả cũng mau chóng quên đi, chẳng ai còn đeo đuổi mục tiêu, giải pháp ngăn chặn triệt để vấn nạn bạo lực gia đình.

Cư dân mạng quan tâm sâu sắc vụ bé gái tử vong ở TPHCM hay ở đâu đó rất xa nhưng nhiều khi lại dửng dưng trước tình trạng tương tự đang xảy ra ở khu mình sống, bên kia bờ tường mà ta hay gọi “nhà hàng xóm”.

Người Việt vô địch về thị hiếu hóng hớt chuyện “nhà người ta” nhưng bên ngoài luôn tỏ ra chẳng quan tâm. Nhiều khi chỉ cần vượt qua lằn ranh “chuyện nhà người ta” một chút xíu thôi cũng có thể cứu lấy một mạng người.

Nghiên cứu của Giáo sư Văn hóa học Trần Ngọc Thêm chỉ rõ, bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%. Trong nhóm học sinh, sinh viên bệnh thiếu bản lĩnh, bệnh thụ động lần lượt chiếm 71,2% và 67,3%.

Có thể bạn quan tâm

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Biết mình rồi hẵng biết ta

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Biết mình rồi hẵng biết ta

    05:24, 26/12/2021

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bao giờ nông sản hết ùn ứ?

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bao giờ nông sản hết ùn ứ?

    05:30, 19/12/2021

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Rất cần

    LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Rất cần "Tiên học lễ"

    11:00, 27/11/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ