Kiến tạo một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

TS NGUYỄN SĨ DŨNG - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 01/02/2022 14:30

Việt Nam mới bước một nửa chân vào Nhà nước kiến tạo phát triển. Trong đó, thiếu đội ngũ hành chính công vụ tinh hoa và phát minh đột phá là hai yếu tố “cản bước” Việt Nam “hoá rồng”...

>>Thủ tướng: Sinh khí mới cho Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia hùng cường, thịnh vượng

Việt Nam với tư cách là một quốc gia có “gốc gác” Đông Bắc Á về mặt văn hoá và truyền thống tập quyền cho Trung ương, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển này không chỉ là lựa chọn phù hợp mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường và phồn vinh.

Mô hình nhà nước kiến tạo – lựa chọn tối ưu

Nhìn lại nền kinh tế ở thời điểm hiện tại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình?

Để hoạch định đường lối cho Việt Nam, cải cách thể chế ra sao, chúng ta phải nhìn rộng ra thế giới, xem mô hình thể chế nào có thể đưa lại sự phát triển, mô hình thể chế nào không phát triển được? Tại sao mô hình thể chế đưa lại sự phát triển cho nước này, nhưng lại không đưa lại sự phát triển cho nước khác? Đó những câu hỏi chúng ta phải trả lời.

Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, rõ ràng nhắc đến mô hình thể chế về kinh tế, nhà nước vận hành kinh tế như thế nào, chứ không phải tổ chức quyền lực thế nào.

Do đó, việc đầu tiên phải làm là phải chọn mô hình thể chế và cải cách thể chế, vì nếu nhìn vào các quốc gia phát triển để đi theo, sẽ không bao giờ đạt được kỳ vọng. Người ta gọi là hội chứng Argentina, nghĩa là, một quốc gia đã là nước phát triển nhưng theo thời gian lại dội ngược lại thành nước đang phát triển. Tức là copy mô hình thể chế chỉ đúng trong một khoảng thời gian, nhưng không đúng trong dài hạn.

Tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới như các chuyên gia nhắc đến trên các diễn đàn đều rất đúng nhưng vấn đề là ai thực hiện? Mô hình thể chế nào thì thực hiện được? Mô hình thể chế nào là những câu khẩu hiệu, vẫn không thực hiện được? Câu trả lời chúng ta phải tìm kiếm và phải trả lời cho được, mô hình thể chế nào phù hợp với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Nhà nước kiến tạo sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

Logo VinFast được chiếu trên billboard khổng lồ tại Quảng trường Thời Đại – New York Mỹ.

Logo VinFast được chiếu trên billboard khổng lồ tại Quảng trường Thời Đại – New York Mỹ.

>>Sứ mệnh lan tỏa khát vọng hùng cường!

Phải hút người tài, tạo phát minh đột phá

Hiện chúng ta thiếu hai khâu rất quan trọng trong áp dụng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. Để mô hình Nhà nước kiến tạo thực thi, chúng ta phải tạo ra đột phá trong thực hiện hai khâu này.

Một là, chúng ta không xây dựng được một đội ngũ hành chính công vụ tinh hoa mà các nước Đông Bắc Á có. Chúng ta hoạch định đường lối có sai không? Tôi tin là không. Nhưng tại sao chính sách không bao giờ đi vào cuộc sống do thiếu có bộ máy thực thi.

Điều quan trọng là thu hút và trọng dụng người tài. Văn hóa Đông Bắc Á có một truyền thống khoa bảng, dụ được người tài. Phải thi quốc gia như Nhật Bản, chỉ tuyển vào công vụ những người thực tài. Tỷ lệ hàng năm chỉ có 6% đậu.

Tôi cho rằng, tuyển người mới phải thi đậu kỳ thi tuyển quốc gia, thay cho những người về hưu. Trong 5 năm, phải thay máu toàn bộ nền công vụ. Không có chuyện được bầu phiếu cao thì lên chức, mà căn cứ theo người tài hoàn thành nhiệm vụ, có thành tích xuất sắc.

Hai là, không có công nghệ, đất nước không thể trở nên giàu có. Chúng ta đầu tư hàng nửa thế kỷ cho nghiên cứu đều vứt vào ngăn kéo.

Công nghiệp hóa trước hết phải dựa vào những phát minh đột phá của người Việt. Sơn Nano Kova của “Bà hoàng” sơn Việt, PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe làm từ vỏ trấu, nhưng có thể chịu đựng nhiệt độ 1.000 độ C. Muốn công nghiệp hoá thành công, những phát minh như thế là không thể thiếu được.

Hoặc công nghiệp hóa như cách của doanh nhân Phạm Nhật Vượng, phải mua được những phát minh sáng chế, công nghệ điểm cuối của thế giới thì hãy làm.

Chỉ khi đó, Việt Nam mới vươn lên từ thế giới từ “Thế giới thứ Ba” lên “Thế giới thứ Nhất”. Còn nếu không, quả thực rất khó.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Sinh khí mới cho Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia hùng cường, thịnh vượng

    12:29, 03/01/2022

  • Khát vọng doanh nhân về một quốc gia hùng cường

    22:29, 01/01/2022

  • Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vì mục tiêu “Doanh nghiệp vững mạnh – Quốc gia hùng cường, thịnh vượng”

    11:30, 31/12/2021

  • Sứ mệnh lan tỏa khát vọng hùng cường!

    05:00, 21/06/2021

  • VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Đổi mới mô hình xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển doanh nghiệp

    06:00, 01/06/2021

  • Hiện thực hóa khát vọng hùng cường

    11:05, 28/04/2021

  • Chuyển giao thế hệ lãnh đạo: Hiện thực hóa khát vọng “Việt Nam hùng cường” vào giữa thế kỷ 21

    00:02, 09/04/2021

  • Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Khát vọng Việt Nam hùng cường năm 2045 là mục tiêu phải giành được!

    09:57, 05/04/2021

  • VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Điểm tựa tư tưởng cho khát vọng Việt Nam

    06:30, 01/04/2021

  • VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Việt Nam trong chiến lược ô tô điện

    11:00, 30/03/2021

TS NGUYỄN SĨ DŨNG - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội