Một thế giới không còn phẳng!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/02/2022 05:35

Toàn cầu hóa chững lại, song phương hóa và đa phương hẹp đang là lối đi có thể tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Thế giới không còn phẳng phiu

Thế giới không còn phẳng phiu

>>Hồ sơ Pandora: Cảnh báo về thế giới phẳng thông tin

Tại sao phải nhất quyết “toàn cầu hóa” tạo ra “thế giới phẳng” trong khi nếu cân đo với thời điểm hiện tại “đơn phương hóa” “toàn cầu hóa hẹp” xem ra là cơ chế hợp tác hiệu quả hơn?

Biên tập viên quốc tế của tờ New York Time, Thomas Freiman, đồng thời là tác giả của cuốn sách best seller “Thế giới phẳng” chia toàn cầu hóa thành 3 giai đoạn, hiện nay đã ứng vào giai đoạn 3, cũng là giai đoạn thể hiện nội dung cốt yếu của hiện tượng này.

Nhưng hãy xem, dịch bệnh từ đâu đến, phát tán như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng? Vì sao thế giới cần Trung Quốc đến như vậy? Cớ sao người Trung Đông không thể quyết định tương lai cho chính mình? Vì sao người Mỹ nhất quyết thao túng thị trường dầu mỏ, độc quyền hệ thống tài chính? Châu Phi mãi mãi là “thế giới thứ 3”,v…v.

Hàng loạt câu hỏi có thể lấy “toàn cầu hóa” để giải thích. Thật ngây ngô nếu lập luận rằng dịch bệnh không phát tán nếu người dân các nước không đi lại, không trao đổi hàng hóa. Nhưng việc người Trung Đông toàn quyền quyết định bán dầu cho ai, châu Phi giàu có nhờ tài nguyên là điều khả dĩ. Nhưng bây giờ đã muộn rồi.

Trước khi hàng chục quốc gia giành được độc lập thì hệ thống kinh tế tư bản đã phát triển đến mức cực thịnh. Nhờ “toàn cầu hóa” bằng súng ống mà các công ty phương Tây tha hồ khai thác tài nguyên quý giá ở thuộc địa. Vàng, bạc, kim cương, sắt, đồng ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á ào ạt chảy về Mỹ và Tây Âu.

Sở hữu nền sản xuất tiên tiến nhờ chìa khóa cách mạng công nghiệp, biến phần lớn thế giới thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cưỡng bức. Người Anh gây ra chiến tranh nha phiến nhằm dập tắt ý chí dân tộc Trung Hoa; người Pháp bán thuốc phiện, rượu lậu, làm hủ hóa người Đông Dương dễ dễ bề cai trị.

Toàn cầu hóa lần 2 dựa trên khẩu hiệu “hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ” nhưng gần 1 thế kỷ nay người phương Tây vẫn nắm trong tay những kỹ nghệ làm giàu tốt nhất từ chiếc máy hơi nước đến trí tuệ nhân tạo. Các nước đang phát triển ngày nay rơi vào phụ thuộc, nợ nần.

Nestcap và Web - nền tảng Internet là hai sản phẩm được Thomas minh chứng cho “Thế giới phẳng”. Nhưng đến nay mới thấu, Internet không hề phẳng chút nào. Tất cả lợi lộc, quyền lực trong lĩnh vực này đều nằm trong tay Facebook, Google, Youtobe, Amazone,…

Liên Xô, Đông Âu sụp, bức tường Berlin dở bỏ nhưng một đối thủ rất khó chơi với phương Tây là Trung Quốc đã nổi lên. Như đã thấy Mỹ - Trung, COVID-19, khủng hoảng ngoại giao phân cực thế giới rõ ràng. Toàn cầu hóa chững lại, song phương hóa và đa phương hẹp đang là lối đi có thể tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Dịch bệnh cộng hưởng với sự rạn nứt các mối quan hệ lớn khiến toàn cầu hóa chững lại

Dịch bệnh cộng hưởng với sự rạn nứt các mối quan hệ lớn khiến toàn cầu hóa chững lại

Mặc dù ông Joe Biden nỗ lực đưa nước Mỹ trở lại quỹ đạo toàn cầu hóa nhưng dịch bệnh COVID-19 và tính chất thời cuộc không còn ủng hộ xu hướng này. Do các tổ chức quốc tế lớn đã già cỗi, quá nhiều vấn đề mới phát sinh.

Đế chế quyền lực Mỹ và phương Tây đã đi đến chặng cuối cùng trước sự tiến lên mạnh mẽ từ Trung Quốc. Washington một lần nữa muốn thể hiện quyền lực ở trung tâm tương lai của thế giới. Điều này đặt ra bài toán “chọn phe”.

Đồng thời, sụp đổ quan hệ Trung - Mỹ phá bĩnh luật chơi toàn cầu, làm rệu rã các cam kết đa phương. Liệu có thể trông chờ WTO đảm bảo trật tự và quyền lợi thương mại? WHO có thể đảm đương nhiệm vụ đẩy lùi COVID-19 trên phạm vi toàn cầu? Không hề.

Trong bối cảnh đó, việc các quốc gia tự xoay xở là điều cần thiết. Việt Nam đang đẩy mạnh các mối quan hệ song phương với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ tạo ra các kênh thương mại, đầu tư riêng biệt; tích cực vận động nguồn lực quốc tế để có vaccine.

Song phương hóa đang mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển. Và đây là con đường duy nhất, tốt nhất để có thể hấp thu ngoại lực, hiện thực hóa ước mơ hùng cường, thịnh vượng. Vì thực tế, muốn đạt được hiệu quả ngoại giao cực đại không thể “chơi” với tất cả!

Có thể bạn quan tâm

  • [QUỐC TẾ TUẦN QUA] Toàn cầu hóa lần 2, ai sẽ tiên phong?

    [QUỐC TẾ TUẦN QUA] Toàn cầu hóa lần 2, ai sẽ tiên phong?

    06:04, 19/04/2020

  • “Toàn cầu hóa lần 2” phải cần 1 điều kiện

    “Toàn cầu hóa lần 2” phải cần 1 điều kiện

    06:00, 19/04/2020

  • Rủi ro với toàn cầu hóa

    Rủi ro với toàn cầu hóa

    11:01, 05/10/2018

  • Toàn cầu hóa và

    Toàn cầu hóa và "mối họa" độc tôn

    04:40, 29/09/2018

TRƯƠNG KHẮC TRÀ