SARS-COV-2 có “tận số”?
Nhiều chuyên gia cho rằng biến chủng Omicron có triệu chứng nhẹ hơn các biến chủng trước đó, nên có thể sẽ trở thành “kháng thể tự nhiên” giúp con người chiến thẳng đại dịch COVID-19.
>>COVID-19 đang diễn ra thế nào trên toàn cầu?
Dưới góc nhìn xã hội học, virus SARS-COV-2 cũng là một sản phẩm chọn lọc tự nhiên như con người mà thôi. Để chiến thắng dịch bệnh, con người phải chứng tỏ được khả năng thích nghi cùng tồn tại với tự nhiên.
“Tính cách” của virus
Về cơ bản, virus cũng tiến hóa như những loài khác. Quá trình tiến hóa là để chọn ra những dòng nào có hiệu năng cao nhất trong việc duy trì nòi giống để phát tán đến những nơi thích hợp. Chiểu theo nguyên lý này, Omicron có thể chưa phải là biến chủng “tối tân” nhất của Corona.
Omicron không khuấy động cơ thể chúng ta một cách mạnh mẽ như Delta. Về sự tiến hóa của virus, có thể thấy rằng, chúng có nhiều “mánh lới” hơn “cha ông” nó.
Có một sự thật đáng buồn là phản ứng phòng vệ của con người rất chậm chạp để bít lỗ hổng cấu trúc gen. Thật ra, nhân loại rất khao khát tạo ra “con người hoàn hảo/siêu nhân” như đã thấy trong phim khoa học giả tưởng, nhưng hầu hết không có kết cục tốt đẹp vì điều đó trái quy luật.
Thêm một sự thật nữa là virus chỉ có thể tiến hóa bằng dưỡng chất trong cơ thể con người, cuộc chiến thật dai dẳng khó phân định thắng thua nếu như nhìn xuyên suốt tiến trình lịch sử. Dịch bệnh sẽ không kết thúc cũng như virus không hề tuyệt chủng, vấn đề là chúng sẽ quay lại vào lúc nào, tàn phá nhiều hay ít? Tất cả đều phụ thuộc vào thái độ sống của con người.
>>Người từng khỏi COVID-19 có dễ nhiễm Omicron?
“Mánh lới” của chúng ta
Lịch sử đã chứng minh con người rất biết cách thích nghi, vượt qua nhiều đại dịch. Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia đã chi rất rất nhiều tiền và huy động mọi nguồn lực tốt nhất có thể, nảy ra nhiều sáng kiến, cách làm chưa từng có tiền lệ để quyết tâm chiến thắng đại dịch. Mục đích cuối cùng nhằm duy trì hoạt động sản xuất nuôi sống loài người.
Nhưng hãy xem hiệu quả đến đâu? Kinh tế Mỹ, Châu Âu suy thoái; niềm hy vọng Châu Á không thể phát huy; bên cạnh đó còn một Trung Quốc với đầy rẫy những toan tính riêng bằng chiến lược “zero COVID”. Dịch bệnh thổi thêm làn gió lạnh làm hiu hắt mối liên hệ toàn cầu, khiến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài, mâu thuẫn giữa các siêu cường bị đào thêm hố sâu ngăn cách.
Trên thế giới đã manh nha hệ thống mới, trật tự mới, phương thức sản xuất mới,… nhưng chừng ấy là chưa đủ để loài người có thể sống an vui trên địa cầu. Bởi virus SARS-COV-2 chỉ là một trong vài triệu chủng loài có thể mang đến thảm họa tàn khốc.
Virus sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn nếu con người không kiềm chế dục vọng, ích kỷ, bác bỏ trật tự thiên nhiên định sẵn. Mấy ngàn năm trước Phật tổ đã giác ngộ gọi vạn vật tất thảy là “chúng sinh đại đồng”. Cớ sao “ai đó” ngạo mạn tự cho mình là “chúa tể muôn loài”?.
“Bệnh từ miệng mà vào, vạ tự miệng mà ra”. Trong tiến trình này, con người đã tạo ra những gì? Rất nhiều thứ đang tự hào cuối cùng cũng bòn rút từ thiên nhiên: đào đất, san núi, lấp sông, lấn biển vô tình “triệu hồi” lên những “âm binh” mà virus SARS-COV-2 chỉ là một trong vô vàn mối họa.
Không tự nhiên mà Đức phật, Chúa Jesu, Thánh Alla đều khuyên răn con người tiết dục, gần gũi cái thiện, tránh xa cái ác, chung sống hòa mình với thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm
Cánh cửa bên hông COVID-19 (Bài 3)
05:00, 01/02/2022
Cánh cửa bên hông COVID-19 (Bài 2)
05:30, 31/01/2022
Cánh cửa bên hông COVID-19 (Bài 1)
05:30, 29/01/2022
Phân loại 5 mức độ bệnh COVID-19 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế
10:28, 29/01/2022
Những thay đổi “sống còn” của các doanh nghiệp thời "hậu COVID-19"
04:00, 01/02/2022
Người từng khỏi COVID-19 có dễ nhiễm Omicron?
05:10, 28/01/2022
COVID-19 đang diễn ra thế nào trên toàn cầu?
04:30, 25/01/2022
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương nỗ lực “vượt bão" COVID-19
18:43, 24/01/2022