Xăng dầu tăng giá: Không vì lợi ích doanh nghiệp mà bỏ quên lợi ích 100 triệu dân

THANH BÌNH 16/02/2022 17:01

Tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ những ngày qua đã bộc lộ nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý hệ thống xăng dầu?

>>Từ vụ “khan hiếm” xăng dầu: Nhìn lại chuyện đàm phán “hớ” tại dự án lọc dầu Nghi Sơn

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phối hợp cùng ngành chức năng có liên quan kiểm tra tình hình hoạt động của các cửa hàng xăng dầu hoạt động trên địa bàn.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phối hợp cùng ngành chức năng có liên quan kiểm tra tình hình hoạt động của các cửa hàng xăng dầu hoạt động trên địa bàn.

Việc nhiều cây xăng tại các địa phương có hiện tượng tạm dừng bán, hoặc đóng cửa gây ra những lo lắng cho người tiêu dùng. Mới đây, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương tại các tỉnh phía Nam cũng ghi nhận, tại thời điểm kiểm tra có đơn vị đã không còn hàng trong bồn để bán, trong quá trình chờ đơn vị đầu mối tiếp thêm đã treo biển hết xăng.

Thực tế, không có chuyện thiếu xăng dầu đến mức hàng loạt cây xăng phải tạm dừng hoạt động. Mà nhiều doanh nghiệp găm hàng để chờ tăng giá trong kỳ điều chỉnh giá. Và thông tin nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn giảm công suất và có nguy cơ dừng hoạt động cũng khiến thị trường xuất hiện tình trạng một số đơn vị có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm hàng.

Từ những bất ổn trên thị trường xăng dầu vừa qua, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho biết: “Quan điểm của Bộ Công Thương là yêu cầu doanh nghiệp làm đúng các quy định về dự trữ, bán hàng và không có tâm lý bán hàng, hạn chế bán ra. Đồng thời, xử lý nghiêm các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở tất cả các khâu, từ thương nhân đầu mối, phân phối đến cửa hàng bán lẻ nếu có hành vi găm hàng chờ tăng giá”.

Đúng là, cần có cái nhìn, đánh giá công tâm, khách quan nhiều chiều. Nếu nhìn ở góc độ doanh nghiệp, họ sẽ cho rằng nhà điều hành chưa đưa ra phương án sát thực tế. Còn ở góc độ cân đối vĩ mô, bình ổn giá và hài hoà lợi ích các bên, họ cho rằng đã bám sát các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Có điều, nói đi cũng phải nói lại, xăng dầu là ngành hiếm hoi vẫn đang được hưởng lợi nhuận định mức. Nghĩa là bất kể giá lên giá xuống, cứ bán một lít xăng thì doanh nghiệp đầu mối được hưởng một khoản lợi nhuận cố định 300 đồng/lít.

Thế mà ở nhiều thời điểm, họ vẫn kêu trời vì khó, vì lỗ. Nếu giá xuống, cung trên thị trường bỗng dưng nhỏ giọt, xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá lên mới bán. Mỗi lần như vậy, thị trường lại nháo nhào, lại họp, lại tuyên bố này nọ nhưng các vấn đề cốt lõi của tình trạng này không được giải quyết.

hihihi

Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

>>Bất cập nguồn cung xăng đầu: Chờ thời lên giá hay quản lý yếu kém?

Tình trạng hiện nay làm người ta nhớ đến cuộc tranh luận gây chấn động thị trường xăng dầu thời điểm tháng 9/2011, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đương nhiệm – khi đó đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính đã bác đề nghị tăng giá xăng dầu của Bộ Công thương cũng như các doanh nghiệp đầu mối với lý do thua lỗ.

Lúc bấy giờ, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đề nghị lãnh đạo Petrolimex giải thích rõ tại sao kêu lỗ, nhưng lúc IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng – PV) lại nói lãi. Khi lãnh đạo Bộ công thương nói không thể tách lỗ lãi từng mặt hàng, ông Vương Đình Huệ hỏi “vậy các anh làm thế nào để biết lỗ” và yêu cầu báo cáo cụ thể từng mặt hàng một chứ không có chuyện không biết lỗ lãi từng mặt hàng.

Tuyên bố của ông Vương Đình Huệ “hơn 10 năm làm ở Kiểm toán Nhà nước, tôi đã biết rất rõ các doanh nghiệp xăng dầu. Vì vậy, quan điểm điều hành của Bộ Tài chính không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân” khi đó làm nức lòng người dân cả nước.

Trở lại với vấn đề, để không thiếu hụt nguồn cung xăng dầu và đảm bảo an ninh năng lượng, cần có những tính toán, linh hoạt hơn trong điều hành xăng dầu. Việc để một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, không bán hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại một số địa phương trong thời gian qua thuộc trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long chỉ rõ: “Thời điểm điều hành giá xăng dầu rơi đúng vào kỳ nghỉ Tết Nhâm dần 2022, nên đã bỏ qua và kéo dài sang chu kỳ kế tiếp là vào ngày 11/2. Do đó, mới xảy ra tình trạng giữ hàng để bán khi giá điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, còn có một số lý do khác như nhà máy lọc dầu tạm ngưng hoạt động... Tuy nhiên, mọi cái đều có giải pháp nếu nhà điều hành linh hoạt hơn trong thời gian qua”.

Cũng theo các chuyên gia kinh tế, Bộ Công Thương cần xem xét trách nhiệm và vai trò lớn của 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Bình Sơn trong đảm bảo an ninh năng lượng. Đáng nói, dù 2 nhà máy lọc hóa dầu này là đơn vị sản xuất nhưng cũng có quyền kinh doanh, do đó, các nhà máy lọc hóa dầu cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong đảm bảo cung ứng xăng dầu.

Từ đây có thể nói, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, phải được quản lý, điều tiết một cách linh hoạt, khoa học, chặt chẽ và có trách nhiệm. Không thể vì lợi ích của số ít doanh nghiệp mà bỏ quên lợi ích cả 100 triệu dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng phó với giá xăng dầu tăng "nóng": Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

    05:30, 17/02/2022

  • “Vá” lỗ hổng quản lý xăng dầu

    16:32, 15/02/2022

  • Cần nâng cao công tác quản lý chính sách điều hành xăng dầu

    13:00, 14/02/2022

  • Từ vụ “khan hiếm” xăng dầu: Nhìn lại chuyện đàm phán “hớ” tại dự án lọc dầu Nghi Sơn

    14:55, 13/02/2022

  • Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành

    02:50, 12/02/2022

THANH BÌNH