Đài Loan tập trận trái phép: Chủ quyền quốc gia Việt Nam là bất biến

SÔNG HÀN 13/03/2022 05:00

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động diễn tập trái phép, không tái diễn trong tương lai.

>>Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Liên quan đến việc Đài Loan tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 11/3 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối: “Chúng tôi đã nhiều lần có phát biểu về việc này, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Bà Thu Hằng khẳng định việc Đài Loan tiếp tục tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Song song, một sự việc cũng đang làm nóng Biển Đông đó là, mới đây Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 4 đến 15/3. Tuy nhiên, theo các tọa độ mà MSA công bố, cho thấy một số địa điểm trong số đó dường như nằm gần bờ biển thành phố Huế hơn là bờ biển thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc.  

Chúng ta đã trải qua rất nhiều năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Kinh nghiệm từ lịch sử cho thấy xung đột vũ trang kéo theo rất nhiều hệ lụy và hậu quả khủng khiếp lâu dài. Người dân Việt Nam hơn ai hết mong muốn hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta yêu hòa bình chứ không mong muốn chiến tranh. Do đó, với vấn đề Biển Đông, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.

Qua những sự việc nói trên, trước hết, phải tái khẳng định rằng, chủ quyền quốc gia là không thể từ bỏ và là nguyên tắc bất biến trong quá trình dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Riêng với vấn đề Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp Quốc  về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên.

>>Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đứng gác ở Trường Sa.

Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đứng gác ở Trường Sa.

Những năm gần đây, khi vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, chúng ta càng có thêm nhiều cơ hội khẳng định chủ quyền biển đảo. Trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã nhiều lần nêu vấn đề Biển Đông để cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, đúng đắn về Biển Đông, cùng chung tay bảo vệ và duy trì hòa bình trên Biển Đông.

Dù có lúc tình hình trên Biển Đông nhiều lúc căng thẳng, phức tạp, Việt Nam bằng quan điểm nhất quán của mình vẫn có những hành động đúng đắn. Rằng, chúng ta kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bằng các biện hòa bình, dựa trên chứng cứ pháp lý, lịch sử và luật pháp quốc tế, lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn ngày đêm bám biển, sẵn sàng canh giữ và thực hiện các phương án bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Và chúng ta đã đạt được mục tiêu, đó là giữ vững chủ quyền biển, đảo, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, không để xảy ra xung đột. Qua đó càng chứng minh chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Có điều, có lẽ cả hệ thống chính trị, từ trên xuống dưới cho đến quần chúng nhân dân phải luôn nhận thức được vấn đề đó là chỉ khi quốc gia chúng ta đủ hùng mạnh thì những nước khác muốn nhăm nhe chủ quyền phải cân nhắc thật kỹ trước khi chọn chúng ta là đối tượng bành trướng của họ, và chính chúng ta mới đủ khả năng xoay sở vượt thoát thân phận con cờ trên bàn cờ nước lớn.

Ngẫm lại thời buổi này, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, nhưng đồng thời giữ được hòa bình để xây dựng phát triển đất nước đó mới là bản lĩnh, thượng sách.

Có thể bạn quan tâm

  • Biển Đông: Biển chưa yên, sóng chưa lặng

    05:00, 22/02/2022

  • Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

    05:00, 17/01/2022

  • Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

    13:54, 06/01/2022

  • Ấn Độ ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

    00:01, 17/12/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác

    13:00, 14/12/2021

  • Biển Đen và Biển Đông, một vấn đề hai cách giải quyết

    05:07, 26/11/2021

  • EU kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng luật pháp quốc tế

    01:03, 23/11/2021

  • Chuyện về cái vòi rồng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông

    05:28, 22/11/2021

  • Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Biển Đông

    05:30, 07/11/2021

SÔNG HÀN