Nhà ở xã hội: Bao giờ cung “đuổi kịp” cầu?

SÔNG HÀN 20/03/2022 04:00

Để không ai bị bỏ lại phía sau, tất yếu phải đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp.

Đó là phát biểu chỉ đạo chủa Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ khánh thành và động thổ dự án nhà ở xã hội, hướng tới mục tiêu cung cấp nhà ở cho hàng trăm nghìn người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày sáng ngày 19/3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác tới thăm khu nhà ở xã hội Becamex tại phường Định Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác tới thăm khu nhà ở xã hội Becamex tại phường Định Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

>>Nguy cơ “đổ vỡ” mục tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội tại TP HCM

Nhu cầu nhà ở xã hội thiếu trầm trọng

Theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20%.

Nếu các địa phương minh bạch quỹ đất 20% dành phát triển nhà ở xã hội tại các dự án trên cả nước, chắc chắn quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này sẽ không thiếu. Nên mới dẫn đến câu chuyện thiếu nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp hiện nay không phải là mới.

Đáng chú ý, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, khu nhà ở cho người lao động chịu tác động lớn nhất của đại dịch do tập trung đông lao động. Cùng đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Đặc biệt, khi dịch bùng phát nghiêm trọng tại một số tỉnh phía Nam hồi quý 2/2021 đã xuất hiện làn sóng người lao động về quê do lo sợ dịch bệnh quay trở lại. Điều này đã gây tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Mặt khác, theo một con số thống kê, hiện Việt Nam có trên 16 triệu công nhân, hàng năm đang trực tiếp sản xuất, tạo ra trên 60% tổng sản phẩm trong nước và đóng góp 70% ngân sách Nhà nước. Là lực lượng có đóng góp lớn cho xã hội nhưng đời sống người lao động còn nhiều khó khăn, nhiều khu công nghiệp chưa có nhà ở cho công nhân.

Hệ thống khu công nghiệp của Việt Nam đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp, từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thế nhưng, các khu công nghiệp chủ yếu thiên về tạo ra quỹ đất và kêu gọi các doanh nghiệp thuê để tổ chức sản xuất chứ chưa thực sự quan tâm đến đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội. Nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp còn thiếu, nhiều thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, phòng khám… chưa được đầu tư, xây dựng.

Dự báo giai đoạn 2021-2025 nhu cầu về nhà ở xã hội khoảng 294.600 căn, tổng mức đầu tư khoảng 220.000 tỷ đồng. Trong số đó, nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị khoảng 131.100 căn, tổng mức đầu tư khoảng 138.000 tỷ đồng; nhà ở cho công nhân khu công nghiệp là 163.500 căn, tổng mức đầu tư khoảng 82.000 tỷ đồng.

Thực tế bao nhiêu năm nay nhà ở xã hội rất khó đến tay công nhân lao động có thu nhập nhập thấp, người có nhu cầu nhà ở thật sự, vì nhiều công nhân không chứng minh được thu nhập. Vì thế, chính sách này chỉ mới dừng lại ở cán bộ công nhân viên chức nhà nước, dẫn đến hiện tượng nhà ở xã hội bị trục lợi bán sai đối tượng.

Dự án nhà ở xã hội Becamex tại phường Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án nhà ở xã hội Becamex tại phường Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

>>Hai “điểm nghẽn” nhà ở xã hội

>>“Nan đề” cho một triệu căn nhà ở xã hội

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Đang tồn tại rào cản phát triển nhà ở xã hội, điển hình như nguồn vốn ngân sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội còn khó khăn, quỹ đất còn thiếu và bố trí chưa phù hợp, cơ chế ưu đãi thiếu hợp lý, chưa hài hòa lợi ích và thủ tục hành chính còn phức tạp, giá nhà ở xã hội đang ngày một tăng…

Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố chưa thực sự quyết tâm và chưa chủ động bố trí nguồn lực của địa phương cho nội dung này; chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; 

Để người thu nhập thấp có thêm cơ hội được cải thiện “nơi ăn chốn ở”, nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phải có cơ chế ưu đãi dành cho nhà ở thương mại giá rẻ như chính sách về thuế, tiền thuê đất, vay vốn tín dụng ngân hàng… để có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đó là quan điểm rất rõ của Đảng, Nhà nước ta về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, dứt khoát không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị từng khẳng định trong thời gian qua, Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng, đặc biệt là chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân, người lao động tại khu công nghiệp với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị-kinh tế.

 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng lên và nó có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với xã hội. Vì vậy chúng ta phải nhận diện rõ ảnh hưởng của nó để phát huy mặt tích cực, và giải quyết mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo. Nếu không giải quyết được mặt tiêu cực thì nó sẽ làm lệch hướng đường lối xây dựng đất nước và lây nhiễm nặng dần bệnh “nan y” của chủ nghĩa tư bản.

Theo đó, vấn đề nhà ở của người nghèo phải được quan tâm một cách thực chất và có giải pháp căn cơ, phù hợp. Nhà ở xã hội nên chia phân khúc theo trình tự thời gian, diện tích ít hơn dành cho người lao động chưa ổn định, diện tích lớn hơn dành cho người đời sống đã cải thiện để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, phải làm sao xây nhà phải đẹp, thoáng mát nhưng giá phải rẻ. Đặc biệt, quy hoạch nhà ở xã hội cần phải đảm bảo đủ các yếu tố giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí”.

Như lời của Thủ tướng, để không ai bị bỏ lại phía sau, tất yếu phải đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Đây là mệnh lệnh, tiếng trống thúc giục sự phát triển.

Tuy vậy, để chính sách nhà ở xã hội thuận lợi phát triển, phải chăng chúng ta nên có một ban chỉ đạo riêng về nhà ở xã hội cho người nghèo, có năng lực, đạo đức, toàn tâm toàn lực vì cộng đồng?

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ “đổ vỡ” mục tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội tại TP HCM

    13:20, 18/03/2022

  • Quảng Nam xác minh hành vi lừa đảo của doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội

    00:30, 13/03/2022

  • Hai “điểm nghẽn” nhà ở xã hội

    03:30, 05/03/2022

  • Hà Nội: 23 dự án vào danh sách thanh tra quỹ đất xây nhà ở xã hội

    15:30, 25/02/2022

  • “Nan đề” cho một triệu căn nhà ở xã hội

    11:00, 25/02/2022

  • Doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh quy mô dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam

    11:00, 23/02/2022

  • Tổng rà soát nhà ở xã hội, xử lý nghiêm trường hợp sử dụng sai mục đích

    01:00, 17/02/2022

  • Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

    11:16, 16/02/2022

  • Đẩy mạnh nguồn cung nhà ở xã hội

    15:00, 10/02/2022

  • Hà Nội siết quản lý, sử dụng nhà ở xã hội

    10:50, 07/02/2022

SÔNG HÀN