Bức tranh hiện thực về cuộc chiến Nga - Ukraine
Cuộc chiến Nga - Ukraine kéo theo khủng hoảng năng lượng, lương thực, nguyên liệu... cho EU cùng nhiều quốc gia trên thế giới.
>>Không nhượng bộ nhau, chiến sự Nga- Ukraine sẽ có kết cục ra sao?
Là đất nước mà hầu như trong mỗi đại gia đình đều có người thân là liệt sĩ, thương binh, Việt Nam thấm thía nỗi đau của chiến tranh hơn bất kỳ các quốc gia nào trên thế giới. Do đó, không bao giờ Việt Nam cổ vũ cho sự tàn phá, giết chóc, máu lửa, đổ nát, hoang tàn, ly tán, tội ác mà chiến tranh gây ra.
Cũng như những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, người dân chỉ ước mong hai bên ngừng bắn, ngồi bàn đàm phán, giải quyết các vấn đề bằng đối thoại. Nhưng mong ước đó có vẻ như còn rất xa vời, khi mục tiêu của Nga và Ukraine như hai đường thẳng song song chưa có điểm giao nhau.
Diễn ra từ ngày 24/2/2022, đến nay cuộc chiến Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ tư, diễn biến ngày càng khốc liệt. Số người chết hàng ngày của riêng Ukraine là từ 60 đến 100 người, chưa kể số bị thương còn lớn hơn nhiều lần. Phía Nga cũng chịu không ít các tổn thất về nhân mạng, phương tiện, thiết bị quân sự.
Cuộc chiến kéo theo khủng hoảng năng lượng, lương thực, nguyên liệu... cho EU cùng nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ lụy là giá nhiêu liệu cao kỉ lục, lúa mì, dầu hướng dương thiếu hụt nghiêm trọng. Nhiều ngành công nghiệp điêu đứng do thiếu nguyên vật liệu khai kháng nhập từ Nga.
Truyền thông phương Tây có thổi phồng, bơm hơi chiến thắng của Ukraine, chối bỏ bước tiến của quân đội Nga. Thực tế các tỉnh miền đông khu vực Donbass cứ lần lượt phải “nhường quyền kiểm soát” cho quân đội Nga. Binh lính ở các cứ điểm phòng thủ liên tục “hoàn thành nhiệm vụ” và ra hàng quân Nga để đảm bảo mạng sống. Phía Nga tung ra những vũ khí mới nguy hiểm bậc nhất với sức hủy diệt khủng khiếp để tiến đánh quân đội Ukraine.
Với quan điểm người viết: Người lãnh đạo giỏi là người có thể tránh cho quốc gia, dân tộc của mình lâm vào tình cảnh chiến tranh. Còn với tình trạng hiện nay, Tổng thống Ukraine - ông Zelensky liên tục kêu gọi Mỹ, phương Tây viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh để biến Ukraine thành chiến trường ủy nhiệm cho Mỹ và liên minh châu Âu tiến hành cuộc chiến với nước Nga.
>>Vì sao thỏa thuận Nga - Ukraine đổ vỡ phút chót?
>>EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?
>>Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu
Mỹ cùng NATO tiến hành thực thi tất cả những gì có thể để cấm vận về kinh tế, truyền thông, tài chính, quân sự, bóp nghẹt, làm suy yếu và đánh sập Nga, nhưng hiệu quả “các đòn trừng phạt từ địa ngục” thì có vẻ như đang đi ngược lại. Mỹ cùng NATO cấm đến cả các sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật, âm nhạc của Nga, cho đến các cuộc thi đấu thể thao có người Nga tham dự. Ngoài ra, còn tịch thu các tài sản của người có quốc tịch Nga tại các nước đối địch với Nga.
Hiện tại Nga vẫn đứng vững, lầm lì đánh chiếm các mục tiêu tiếp theo. Sau khi chiếm nhà máy thép ở Mariupol, Nga dồn lực lượng tinh nhuệ tại đây sang các mục tiêu tiếp theo của vùng Donbass.
Châu Âu thời kỳ “hậu công nghiệp” chuyển sang hướng chính về dịch vụ, tài chính, sản phẩm công nghệ, chất lượng cao… những sản phẩm thuộc phạm trù ý thức. Còn Nga nắm giữ năng lượng, sản xuất lương thực, thực phẩm, xuất khẩu tài nguyên (dầu, kim loại quý...) là sản phẩm thuộc giá trị vật chất, cốt lõi liên quan đến sự sống của con người.
Người ta có thể không cần giải trí, sử dụng thiết bị công nghệ chứ không thể chịu đói, rét hay nhịn ăn được. Nội bộ châu Âu đang phân hóa sâu sắc, gánh nặng tác dụng ngược khi cấm vận Nga đang đè lên vai người dân châu Âu. Trong khi giá nhiêu liệu tăng kỷ lục, khí đốt khan hiếm, lương thực có nguy cơ thiếu hụt, họ lại phải gồng gánh số người Ukraine tị nạn đang gây lên nhiều hệ lụy, tạo nên sự mệt mỏi đối với người dân của lục địa già.
Các mâu thuẫn nảy sinh trong khối NATO ngày càng lớn khi cuộc chiến kéo dài và bất cứ nước nào cũng đặt lợi ích của quốc gia của mình lên hàng đầu. Bản thân châu Âu cũng không muốn phải nhất nhất nghe theo chỉ đạo của Mỹ. Nhiều nước đã từ chối gửi vũ khí cho Ukraine như Thụy Sĩ từ chối gửi xe bọc thép bộ binh Piranha. Nước Đức khôn ngoan dùng cuộc “trưng cầu dân ý”, dùng chính sự “tự do, dân chủ, nhân quyền” để từ chối các yêu cầu từ Mỹ, đồng minh và Ukraine.
Ngày đầu chiến tranh EU tuyên bố không chấp nhận thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng Rúp. Còn bây giờ EU vẫn phải mua và thanh toán bằng đồng tiền của Nga. Tỉ giá của đồng Rúp so với đồng Đô la của Mỹ tăng gần gấp đôi so với thời điểm trước khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Trong khi Nga với ưu thế quân sự, quân đội mạnh, vũ khí chính xác tầm xa, liên tục tiêu diệt các tuyến vận chuyển tiếp tế vũ khí, thiết bị quân sự của Mỹ - NATO cho Ukraine; lần lượt tiến chiếm vào các vị trí chiến lược như Kherson, Mariupol gần đây là Severodonetsk, củng cố hành lang đất liền tới Crimea bao gồm Mariupol và các hải cảng khác.
Mục tiêu sắp tới rất có thể là thành phố cảng chiến lược Odessa. Ý đồ sát nhập các địa phương này vào Nga, tạo vùng đệm an toàn ngăn cách giữa Nga và EU đã rất rõ ràng nên cuộc chiến này khó có thể dừng lại trong thời gian tới. Chỉ mong có giải pháp hòa bình được đề xuất, các bên ngồi xuống họp bàn chấm dứt chiến tranh.
Có thể bạn quan tâm
Bài học nào từ chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 03/06/2022
Không nhượng bộ nhau, chiến sự Nga- Ukraine sẽ có kết cục ra sao?
05:10, 02/06/2022
Vì sao thỏa thuận Nga - Ukraine đổ vỡ phút chót?
04:20, 02/06/2022
EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?
15:26, 31/05/2022
Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu
02:21, 31/05/2022
Nga sắp "đoạt" được Donbass từ Ukraine?
04:30, 30/05/2022
Chiến sự ở Ukraine: Nga- Mỹ ai mạnh hơn?
06:41, 29/05/2022
Ukraine đủ sức "lấy lại mọi thứ đã mất" từ Nga?
05:34, 29/05/2022
"Tăng nhiệt" giao tranh ở Donbass, Nga sắp đạt mục tiêu ở miền Đông Ukraine?
15:00, 27/05/2022
Donbass quan trọng thế nào trong chiến sự Nga - Ukraine?
05:12, 27/05/2022
Donbass sắp thất thủ, Nga sẽ "tung chiêu" gì tiếp theo ở Ukraine?
05:10, 26/05/2022
Điều gì sẽ xảy ra khi đàm phán Nga- Ukraine liên tục bế tắc?
05:15, 23/05/2022
Rơi vào thế bị động, Nga có đấu được Ukraine?
05:20, 20/05/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Bài học nào cho Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan?
04:13, 20/05/2022