TP.HCM sau một năm đi qua đại dịch COVID-19: Chông gai và tự hào!
Sau một năm sau nhìn lại, chúng ta tự hào khi TP.HCM vượt qua nhiều thách thức, tái thiết đầy mạnh mẽ với những quyết định chưa từng có trong tiền lệ.
>>TP HCM đẩy mạnh các dự án trọng điểm
Sẽ chẳng mấy ai quên được hơn một năm trước, cái gọi là từ khóa hót nhất ở TP.HCM là “Hội thánh Tin Lành Phục Hưng và quyết định giãn cách xã hội 15 ngày trên địa bàn từ 0 giờ ngày 31/5/2021” trong hoang mang chồng chất nỗi lo.
Theo đó, ngày 26/5/2021 dịch bùng phát tại TP. HCM với các ca bệnh được phát hiện từ nhóm truyền giáo Phục Hưng. Ngày 31/5/2021, TP.HCM ghi nhận 260 ca, lãnh đạo thành phố quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên toàn địa bàn và một số khu vực nóng theo Chỉ thị 16.
Dù áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong thời gian giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 nhưng số ca nhiễm mới vẫn tăng cao. Điều đáng nói, số ca nhiễm mới trong cộng đồng (không tính khu cách ly, phong tỏa) có xu hướng tăng cao. Và Chỉ thị 16 được chính thức áp dụng trên toàn thành phố từ 0h ngày 9/7/2021.
Có lẽ trong lịch sử TP.HCM cho đến thời khắc đó chưa bao giờ chứng kiến đường phố vắng vẻ, thưa thớt bóng người, khắp mọi ngõ ngách đều bị chăng dây lập chốt như thế. Và cũng chưa có địa phương nào phải giãn cách dài ngày, thực hiện Chỉ thị 16 trong gần 3 tháng ròng, gần như “đóng băng”, mọi người ở yên trong nhà, mọi hoạt động sản xuất bị tạm ngưng.
Trước những diễn biến liên tục và phức tạp của dịch bệnh, TP.HCM đã nhanh chóng thực thi các biện pháp chống dịch sát với tình hình, với phương châm mỗi tổ dân phố, khu phố, phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng chống dịch. Đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp, tư vấn của hàng chục giáo sư, chuyên gia trong ngành y để góp thêm vào phương án chống dịch của thành phố.
Ở thời khắc “sinh tử”, đã có những quyết định táo bạo chưa có tiền lệ đó là: Lịch sử chứng kiến lần đầu tiên có sự huy động toàn dân tham gia chống dịch; Sự chi viện của lực lượng quân đội cho TP.HCM; TP.HCM cũng lập Trung tâm An sinh xã hội, chỉ hơn 45 ngày đã tiếp nhận hỗ trợ hàng hóa thiết yếu trị giá lên đến 139 tỷ đồng và được phân bổ đến các bếp ăn từ thiện, các nơi bị phong tỏa…
Song song là nhưng bước ngoặt trong điều trị COVID-19 như chiến lược xét nghiệm nhanh, đi tắt đón đầu; Tiêm vaccne thần tốc; Triển khai điều trị F0 tại nhà…
Để rồi, sau một năm nhìn lại, chúng ta thật sự tự hào khi TP.HCM vượt qua nhiều thách thức, tái thiết đầy mạnh mẽ với những quyết định chưa từng có trong tiền lệ, sự chung sức chung lòng của người dân cả nước, sự quyết liệt của Chính phủ, lãnh đạo thành phố.
>>TP.HCM: Kiến nghị mở tuyến kết nối đường Vành đai 3 với cảng Cát Lái - Phú Hữu
>>6 tháng đầu năm, kinh tế TP.HCM phục hồi nhanh và đồng bộ
>>TP.HCM: 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm
Một số tính toán gần đây cho thấy không phải cứ mở cửa là tốt, mà điều tồi tệ nhất với nền kinh tế đầu tiên chính là “không hành động để chống dịch”, điều hại thứ hai là “phong toả trong thời gian quá ngắn”.
Tính toán của các nhà kinh tế học Đại học Cambridge và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã cho thấy, nền kinh tế có thể tụt giảm 30% hoặc thậm chí hơn nếu không áp dụng các biện pháp chống dịch như phong tỏa hay giãn cách xã hội dẫn tới việc người dân nhiễm bệnh, người lao động phải ở nhà hoặc điều trị bệnh làm ảnh hưởng tới nguồn lực lao động của cả nền kinh tế.
Tức là, khi có chiến lược phong toả chống dịch, các doanh nghiệp được đảm bảo sự ổn định, không mất nguồn lực lao động do virus lây lan, xây dựng được kế hoạch đầu tư như thế nào; còn trong bối cảnh bất định do không biết dịch bệnh sẽ còn tiếp tục như thế nào thì các doanh nghiệp không thể có chiến lược ổn định mà thậm chí phải đối diện với đóng cửa lâu dài.
Các chuyên gia nhận định đợt chống dịch COVID-19 lần thứ tư tại TP.HCM là cuộc chiến chưa từng có trong lịch sử với nhiều quyết định lần đầu tiên áp dụng. Dù nhìn lại có thể có nhiều nuối tiếc, nhưng với những quyết định táo bạo ấy, sự tập trung, quyết tâm cao, cùng sự thay đổi chiến lược linh hoạt, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của thành phố, tình hình đã nhanh chóng được kiểm soát, đưa thành phố bước ra khỏi những thách thức cam go nhất.
Đồng thời, chúng ta ghi nhận và biết ơn từng liều vaccine từ bạn bè các nước, những nỗ lực không mệt mỏi của nhân viên y tế đến những người lãnh đạo vì dân đã tận tâm tận lực tránh cho đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng những điều không mong muốn.
Dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải thừa nhận một điều, Việt Nam chưa bao giờ phải đối mặt với dịch bệnh như COVID-19. Và không chỉ riêng nước ta mà hàng chục quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm do biến chủng Delta gây ra. Ngay cả các nước có nền kinh tế và hệ thống y tế vững mạnh, tiên tiến cũng phải chứng kiến sự ngã xuống của biết bao nhiêu người dân.
Chặng đường phía trước còn chông gai, khó khăn, hồi phục hoàn toàn để mạnh mẽ hơn và không phải con đường đang đi cũng tránh được thiếu sót. Nhưng mạnh dạn mở cửa và vững vàng bước chân, chấp nhận cả những khó khăn bất chợt, chông gai bất ngờ mới có thể đem lại “quả ngọt” sau này.
Có thể bạn quan tâm
TP HCM đẩy mạnh các dự án trọng điểm
12:48, 04/07/2022
11 dự án bất động sản, nhà ở thương mại tại TP HCM chờ gỡ vướng
02:56, 12/06/2022
Doanh nghiệp lo hệ lụy từ thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM
02:35, 27/05/2022
Đề xuất nhiều cơ chế đặc biệt cho hai dự án đường vành đai ở Hà Nội và TP HCM
00:12, 07/06/2022
Mảnh ghép hoàn hảo cho khu đô thị đáng sống phía đông TP HCM
21:41, 24/05/2022
Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt nối TP HCM với Cần Thơ, Cà Mau
20:33, 21/05/2022
Bộ Tài chính đề nghị TP HCM “công bằng” mức thu phí hạ tầng cảng biển
11:00, 11/05/2022
Cầu Thủ Thiêm 2 trở thành biểu tượng kiến trúc của TP HCM
15:40, 28/04/2022
42 doanh nghiệp tại TP HCM mở cửa đón 5000 ứng tuyển viên thực tập, làm việc
16:33, 18/04/2022