Lộ diện chiêu thức “sói gửi chân” của Grab
Nhiều người sử dụng dịch vụ Grab nhưng không để ý Grab xuất thân từ một công ty công nghệ có trụ sở ở Singapore. Sau đó mở rộng sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
>>Grab toan tính gì khi mua lại HungryGoWhere?
Dần dần, Grab là dịch vụ vận chuyển hàng đầu ở các thành phố lớn, đông dân như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Bằng chiến thuật “quả cầu tuyết”, Grab lăn từ trên đỉnh xuống, thâu tóm Uber phình to và chiếm lĩnh thị trường vận chuyển người, hàng hóa, đồ ăn… tại Việt Nam.
Đầu tư phần mềm quản trị dùng nền tảng định vị GPS nên Grab dễ dàng tiếp cận nguồn khách hàng với số lượng đông. Grab như “sói gửi chân”, cứ bước một lấn át, thâu tóm các dịch vụ xe ôm, taxi truyền thống cũng như cạnh tranh, không chia miếng bánh thị phần cho đối thủ như Be của VP bank, Go - Viet, My go của Viettel, fastgo, hay ứng dụng của Mai Linh.
Khi chiếm giữ được thế độc tôn, gần như độc quyền, Grab bắt đầu tự tung, tự tác tung các chiêu thức để tận thu.
Tại Hải Phòng, theo chia sẻ của anh V.V.T - một người chạy Grab, thì hiện tại phụ phí nắng nóng chưa áp dụng tại Hải Phòng, do chưa có tiêu chí hay tiêu chuẩn nào để định nghĩa là nắng nóng để áp dụng, dù bây giờ đang là thời điểm nóng nhất của mùa hè.
Nói chuyện mới thấy người chạy Grab, Taxi mong muốn giá xăng giảm đến như thế nào. Việc giá xăng vừa giảm ngày 11/07 làm họ mừng đến rơi nước mắt bởi trước đó giá xăng tăng gấp rưỡi nhưng phí dịch vụ tăng không tương xứng.
Với người chạy Grab, hãng sẽ coi họ là đối tác, tự trang bị phương tiện, nộp hồ sơ kèm lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, nói là đơn giản nhưng người chạy phải tự lo hết. Không có bảo hiểm xã hội, y tế hay ràng buộc khi xe gặp sự cố, tai nạn gì hết. Đồng phục, mũ bảo hiểm phải tự mua với giá gần bảy trăm ngàn.
Người chạy Grab còn phải ứng tiền vào ví điện tử, trước sau khi nhận thông tin từ ứng dụng chạy đủ cuốc xe thì số phần trăm cùng thuế sẽ tự động được khấu trừ. Grab chỉ chăm lo mỗi cái phần mềm và khấu thu triệt để với tỉ lệ chính xác là 67 - 33 tính cả thuế.
Nghề nào cũng có vất vả, áp lực riêng, nhưng Grab kiếm được đồng tiền đúng là “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Có khi app báo phải chạy đón khách cách điểm đón đến mấy cây số, đến nơi khách hủy chuyến phải ngậm ngùi quay về. Xăng thì đắt, dòng xe tiết kiệm như Airblade đổ 100 ngàn cũng chỉ chạy được tầm 45 km, nếu gặp tắc đường thì “thôi rồi lượm ơi”. Phí đợi khách 3 ngàn đồng do khách hủy chuyến chẳng đủ bù tiền xăng, công chờ đợi giữa trời nắng gắt hay khi mưa lụt.
>>Grab, Be, Gocar… sẽ được quản lý như taxi vì quá nhiều bất cập?
>>Grab "thò tay" vào thị trường thẻ quà tặng
Grab đúng là mang lại cho khách hàng vì sự tiện dụng do nhanh chóng, cập nhật, kết nối với khách. Thời gian làm việc khá chủ động với người chạy xe. Rảnh rỗi là nạp tiền tạm ứng vào ví, bật ứng dụng là có việc. Tỉ lệ ăn chia rõ ràng kiểu “tiền ngay thóc thật”, nhưng tỉ lệ 7:3 này khá thiệt thòi cho người chạy.
Grab khá thông minh đánh giá người chạy xe theo điểm số, hay sao tích lũy. Nếu người chạy nào đề nghị khách hủy đặt dịch vụ trên ứng dụng, để chạy như xe ôm truyền thống lách phần ăn chia với Grab sẽ bị hạ sao, không được nhận cuốc cự ly dài nhiều tiền. Sự thật có khách hàng bị say xe hay cần đi cấp bách sẵn sàng đặt cuốc xe di chuyển hàng trăm cây số. Tuy vậy trừ đi phần trăm, khi xăng đắt như hiện nay thì số tiền người chạy thu lại chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Cái áo đẫm mồ hôi quá chật với người chạy như chế tài chưa mạnh lại như chiếc áo rộng thùng thình để cho Grab hưởng lợi.
Chạy Grab là chạy song hành cùng hiểm nguy, do Grab không thẩm định được tư cách khách hàng nên rủi ro được đẩy hết cho người chạy. Khách tùy ý gọi sử dụng dịch vụ bằng tên giả, nick ảo, nhất là khi đêm hôm, thành phần ngáo đá, biến thái, nghiện ngập… sẵn sàng tấn công người chạy xe mưu sinh. Quấy rối, đe dọa hay đánh, trấn, cướp phương tiện, tiền bạc đã từng xảy ra nhiều lần. Mà khi app nổ thì hang cùng ngõ hẻm, người chạy Grab vẫn phải lên đường nếu không muốn bị hạ sao, cắt điểm.
Trên báo chí có thông tin Grab thực hiện phụ thu do thời tiết nắng nóng từ ngày 6/7. Tại các thành phố lớn Grab thu thêm phụ phí nắng nóng 5.000 đồng với mỗi chuyến xe GrabBike, đơn hàng GrabFood, GrabMart, còn dịch vụ GrabExpress là 3.000 đồng một đơn hàng.
Thực tế nắng nóng là ở ngoài trời còn Grab vẫn “ngồi mát ăn bát vàng” khi số phụ phí không đến tay người chạy xe, mà tính cả vào tỉ lệ ăn chia 67-33. Khách hàng và người chạy xe ăn đủ vất vả, còn tiền lại chạy vào túi đội hình cổ cồn, phòng lạnh.
Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cần lên tiếng, các cơ quan hữu quan cần có kiểm toán, thanh tra với Grab. Không để độc quyền tự đặt luật chơi, ăn trên ngồi trốc trên sự vất vả của người lao động mãi được.
Chính quyền Việt Nam đủ mạnh để chặt chân sói, mở rộng sân chơi lành mạnh, ắt hẳn nhân dân và người lao động sẽ được hưởng lợi. Bài học khi phát triển song song các nhà mạng cung cấp dịch vụ điện thoại di động ngày nào vẫn còn nguyên. Áp dụng và triển khai ngang thì con sói chắc chắn sẽ không rụt chân mà rụt hẳn cả đầu.
Có thể bạn quan tâm
Grab toan tính gì khi mua lại HungryGoWhere?
02:00, 01/07/2022
GrabMaps - “cú đánh úp” bất ngờ của Grab với Google?
05:00, 12/06/2022
Grab muốn trở thành cổ đông lớn của ngân hàng tại tại Malaysia
02:33, 14/05/2022
Grab, Be, Gocar… sẽ được quản lý như taxi vì quá nhiều bất cập?
04:00, 09/04/2022
Viva Republica startup fintech Hàn Quốc muốn cạnh tranh Grab và Momo
04:35, 26/03/2022
Grab gặp khó tứ bề
05:00, 15/03/2022
Grab "thò tay" vào thị trường thẻ quà tặng
04:08, 25/12/2021