Cuối tuần nói chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công
Chúng ta nắm giữ các nguồn lực mà nhìn thấy ách tắc thì chắc chắn phải sốt ruột, lo lắng, trăn trở, trừ những người vô cảm.
>>Gỡ “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công: Cần tập trung xử lý vấn đề GPMB
Đó là phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Chính phủ nghe các báo cáo và thảo luận về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Theo các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/7/2022 là 186.848,16 tỷ đồng, mới đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó, có 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch. Việc giải ngân các chính sách thuộc chương trình phục hồi và phát triển, thống kê sơ bộ đạt khoảng 48 nghìn tỷ/301 nghìn tỷ.
Có thể nói đến nhiều đơn vị được giao vốn lớn hàng nghìn tỷ đồng như: Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp… “đội sổ” trong xếp hàng giải ngân, tỷ lệ chưa đến 10%. Thậm chí, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam mới giải ngân 2% trên tổng số hơn 3,8 nghìn tỷ đồng vốn được giao.
Hoặc hai địa phương được giao kế hoạch vốn cao nhất năm 2022 là TPHCM (54,2 nghìn tỷ đồng) và Hà Nội (51,5 nghìn tỷ đồng) lại có tỷ lệ giải ngân vào nhóm “đội sổ” trong cả nước. Bảy tháng năm 2022, TPHCM giải ngân được 14,9% (hơn 8 nghìn tỷ đồng), còn Hà Nội là 26,2% (hơn 13,5 nghìn tỷ đồng)…
Khách quan mà nói, dù mới trải qua đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là “nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á” hiện nay. Tỷ lệ tăng trưởng hồi phục này sẽ chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư công, như bất cứ nền kinh tế nào khi rơi vào khủng hoảng. Đây là thời cơ không thể tốt hơn trong một thập kỷ qua, để chúng ta hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại kết nối toàn quốc.
Hãy một chút trở lại kinh nghiệm của nước láng giềng Trung Quốc khi họ dành nhiều thập kỷ cải tổ kinh tế để hoàn tất mạng lưới giao thông hiện đại trước khi cất cánh chiếm ngôi vị ngôi sao kinh tế thứ hai, xét về quy mô, của thế giới.
Việt Nam chúng ta, trong hơn 3 thập kỷ đổi mới, thật ra cũng không quên chuyện này, nhưng hành động quyết đoán cao dường như chưa đủ. Vẫn còn nhiều nỗi lo như tỷ lệ nợ công, cũng khiến bước đi chậm, mà “không đi thì không thành đường”.
Vì vậy, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tình trạng “tiền để đấy không tiêu được” là rất xót ruột và sốt ruột. “Các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố là những người nắm rõ nhất việc này, chúng ta nắm giữ các nguồn lực mà nhìn thấy ách tắc thì chắc chắn phải sốt ruột, lo lắng, trăn trở, trừ những người vô cảm”, Thủ tướng chia sẻ.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng có lẽ chỉ tập trung vào một số vấn đề nổi cộm đã tồn tại từ rất lâu nay. Trước tiên phải kể đến khâu thủ tục phê duyệt đầu tư rườm rà. Dự án quy mô càng lớn, thủ tục càng rườm rà, phức tạp, vì liên quan vấn đề thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư với nhiều cấp khác nhau. Qua đó thời gian trình, thời gian đợi sẽ kéo dài.
Trong khi thủ tục rườm rà, thời gian quyết định ở từng khâu, từng cấp có thẩm quyền lại bị chậm. Lẽ thường, với những dự án lớn, khi trình sau một thời gian bao nhiêu ngày phải được quyết, tuy nhiên trên thực tế có những dự án kéo dài nhiều tháng mới quyết được. Thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư chưa được quy định theo một quy chuẩn về tiến độ và thời hạn quyết định của từng cấp, dẫn đến lòng vòng và kéo dài.
>>Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
>>Sở Kế hoạch và Đầu tư (Hà Tĩnh) lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công
>>Nghệ An: Hơn 6 tháng, gần 30 đơn vị chưa giải ngân đầu tư công
>>Quảng Ninh: Ì ạch, chậm tiến độ trong giải ngân vốn đầu tư công
Bên cạnh khâu thủ tục, chế tài và trách nhiệm, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án vẫn là một vấn đề cực kỳ nan giải. Càng dự án lớn, tiến độ giải phóng mặt bằng càng chậm, càng kéo dài..v..v.
Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề như nguyên ĐBQH Bùi Thị An nhận định: “Nguyên nhân chậm giải ngân cần làm rõ, đặc biệt là vấn đề con người. Hai thành phố lớn vừa qua phải tập trung phòng dịch, nhưng cũng chính vì chống dịch đã tạo biến động lớn về cán bộ. Nhiều cán bộ vướng vòng lao lý tạo tâm lý sợ sai cho các thế hệ sau. Dù vậy, không thể lấy lý do này giải thích cho việc chậm giải ngân đầu tư công”.
Vấn đề ở chỗ, việc nhiều bộ ngành, địa phương được bố trí số vốn lớn, nhưng tỷ lệ giải ngân quá thấp gây lãng phí nguồn lực. Trớ trêu thay, chúng ta lại không thể quy được trách nhiệm cho ai, cũng không biết chậm ở khâu nào. Điều này cũng có nghĩa, trách nhiệm ở đâu phải làm rõ, tình hình kiểm tra giám sát giải quyết thế nào, không thể nói chung chung là vướng mắc.
Cá nhân tôi khá ấn tượng với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương ĐÌnh Huệ khi ông còn đảm nhiệm Phó Thủ tướng, rằng: “Nguyên nhân là do chủ quan, do đó phải luân chuyển cán bộ đi, đừng để cán bộ ngồi lâu một chỗ, và đặc biệt là thiếu tinh thần trách nhiệm, trì trệ, ngâm hồ sơ”.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ninh: Tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công
00:58, 20/07/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
18:50, 25/07/2022
Thanh Hóa: Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công
10:15, 19/07/2022
Sở Kế hoạch và Đầu tư (Hà Tĩnh) lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công
00:30, 15/07/2022
Nghệ An: Hơn 6 tháng, gần 30 đơn vị chưa giải ngân đầu tư công
11:30, 07/07/2022
Quảng Ninh: Ì ạch, chậm tiến độ trong giải ngân vốn đầu tư công
01:10, 07/07/2022
Gỡ “điểm nghẽn” giải ngân vốn đầu tư công: Cần tập trung xử lý vấn đề GPMB
03:50, 30/06/2022
Quảng Bình thành lập tổ công tác đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
06:16, 23/06/2022
Quy trình trong đầu tư công làm tắt sẽ vi phạm pháp luật
20:06, 04/06/2022