Thu phí khí thải xe máy - câu trả lời nằm ở tương lai
Xe máy càng cũ càng thải nhiều khí độc hại, có chiếc xe chạy trên phố xả khói đen kịt, mùi khói xăng nồng nặc, nhất là khi xe được độ thêm giá đỡ, cõng trên mình hàng đống hàng hóa nặng nề.
>>Cấp bách kiểm soát khí thải xe máy
Dù mới dự kiến nhưng gần đây dư luận bàn tán khá nhiều về vấn đề thu phí khí thải xe máy, khi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ thí điểm kiểm định khí thải xe máy đã sử dụng 5 năm trở lên với tần suất 1 lần/năm. Sau đó xây dựng khung pháp lý để kiểm định và thu phí khí thải xe máy vào năm 2026.
Quan điểm của người viết đây là vấn đề nên thực hiện, không thể lấy những lý do biện minh cuộc sống mưu sinh của nhiều người đang sử dụng xe máy.
Nghịch lý ở chỗ nhiều người dân luôn so sánh, đòi hỏi Thủ đô phải hiện đại, sạch đẹp, thông thoáng như New York, Singapore, Tokyo, châu Âu... nhưng khi cơ quan quản lý đề xuất, dự kiến tạo lộ trình cho Thủ đô văn minh, hiện đại như hạn chế xe máy, thu phí khí thải… thì lại ầm ầm phản đối, kiểu “trăm cái lý không bằng một tí cái tình” ra sức bảo vệ cho số người đang sử dụng xe máy với lý do họ còn nghèo.
Đó là tư duy và quan điểm không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại, khi nền kinh tế Việt Nam đang vào đà phát triển mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm môi trường được chú trọng nhiều hơn, vì môi trường là sức khỏe, là sự sống của chính nhân dân cũng như tương lai thế hệ sau này.
Theo con số thống kê mới nhất, Hà Nội có gần 8 triệu phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có hơn một triệu ô tô, còn lại là gần 6,5 triệu xe máy và gần hai trăm ngàn xe máy điện.
Trong một không gian chật hẹp với diện tích 3.359 km2 với dân số 8.33 triệu người chưa kể dân số cơ học, thì số lượng khí thải do gần 7 triệu xe máy thải ra là nguồn ô nhiễm không khí cực lớn, ảnh hưởng tới chất lượng không khí, điều kiện sống của nhân dân.
>>Lộ trình tự giác “bỏ” xe máy!
>>Hạn chế xe máy: Bắt đầu từ đâu?
>>Hạn chế xe máy: Đừng ngại thay đổi
>>Hạn chế xe máy: Chắc chắn sẽ khả thi!
Xe máy càng cũ càng thải nhiều khí độc hại, có chiếc xe chạy trên phố xả khói đen kịt, mùi khói xăng nồng nặc, nhất là khi xe được "độ" thêm giá đỡ, "cõng" trên mình hàng đống hàng hóa nặng nề.
Khi kiểm tra số xe máy sử dụng trên 5 năm, thiết bị đo phát hiện ra việc không đạt tiêu chuẩn Việt Nam về khí thải rất nhiều theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 về phương tiện giao thông đường bộ giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải, nồng độ CO và HC trong khí thải của phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức ược xác định ở mức 1 là 4,5 CO (% thể tích), ở mức 2 là 3,5 CO (% thể tích).
Do vậy không thể dùng lý do nghèo, mưu sinh để biện bạch để bộ mặt Thủ đô cứ mãi nhếch nhác, lộn xộn, ô nhiễm, tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày được.
Thu phí khí thải không phải là “phí chồng phí”, mà nguồn thu này sẽ là nguồn để tạo áp lực cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng cùng các phương tiện thân thiện với môi trường như xe đạp, xe điện…
“Hà Nội mùa than tổ ong” giờ chỉ là còn trong kỷ niệm khi Hà Nội quyết tâm loại bỏ than tổ ong, nếu mạnh dạn làm thì tương lai thủ đô ít xe máy sẽ là hiện thực. Phải tạo mâu thuẫn, gây ra áp lực thì các vướng mắc về hạ tầng giao thông mới được giải quyết nhanh chóng. Xe cũ nát, khí thải nhiều phải chịu phí cao, tất nhiên là ô tô cũng sẽ như vậy.
Như ở Nhật Bản, xe càng cũ thì phí môi trường càng cao. Nuôi chiếc xe trên 10 năm cõng đủ thứ thuế, phí thì người ta sẵn sàng mua xe mới cho… rẻ. Như thế tạo động lực thúc đẩy vòng quay kinh tế thay vì cứ chạy chiếc xe cũ nát chở đủ thứ hàng kiếm lợi còn “sống chết mặc bay”, đấy mới chính là bất công bằng xã hội.
Thành công ở Hà Nội sẽ được nhân rộng ra TP HCM cũng như các thành phố lớn khác trên cả nước. Khi xe máy hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó thì việc loại bỏ các căn nhà ở trong các hẻm, ngách, xẹp… nắng thì nóng, mưa thì lụt sẽ được thực hiện. Chợ cóc, quán vỉa hè cũng sẽ dần mất đi theo, bộ mặt đô thị sẽ văn minh hiện đại. Chỉ số ít ngành dịch vụ đặc thù mới sử dụng xe máy như xe ôm công nghệ, giao hàng thì phương tiện của các hãng này được kiểm định chặt chẽ, thường xuyên.
Để làm được điều này cần sự đầu tư cả về khung pháp lý và cơ sở vật chất. Được biết Hà Nội sẽ xây dựng 170 trạm kiểm định cố định và lưu động; đầu tư hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen (có thể sử dụng chung với camera giao thông hiện có).
170 trạm này còn có chức năng đo khí thải tất cả các xe máy đăng ký ở thành phố đang lưu hành. Việc đúng đắn chắc chắn nhân dân ủng hộ. Hãy mạnh dạn triển khai, kết quả tương lai sẽ có câu trả lời thuyết phục tới các ý kiến phản đối ấu trĩ bây giờ.
Phải loại bỏ xe máy cũ nát - nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, mất mỹ quan thành phố, gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông… mở đường cho thành phố phong quang, hiện đại văn minh.
Bên cạnh đó, cần xây dựng lộ trình để người dân chủ động có kế hoạch chuyển đổi phương tiện, sắp xếp lại công việc, phương tiện đi lại. Đồng thời, các nhà quản lý cũng cần xây dựng kế hoạch tạo việc làm mới, phù hợp với mô hình thành phố khi sử dụng xe máy ít đi, thay vào là phương tiện giao thông khác.
Có thể bạn quan tâm
Cấp bách kiểm soát khí thải xe máy
05:00, 15/10/2019
Lộ trình tự giác “bỏ” xe máy!
05:15, 11/04/2022
Hạn chế xe máy: Bắt đầu từ đâu?
03:50, 11/04/2022
Hạn chế xe máy: Đừng ngại thay đổi
03:00, 09/04/2022
Hạn chế xe máy: Chắc chắn sẽ khả thi!
05:00, 08/04/2022